Giáo sư Lê Xuân Tùng trao tượng trưng bộ Bách khoa thư Hà Nội và bản quyền tác giả cho Hà Nội.

Giáo sư Lê Xuân Tùng trao tượng trưng bộ Bách khoa thư Hà Nội và bản quyền tác giả cho Hà Nội.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị biểu dương tinh thần làm việc nhiệt tình, vượt khó, trí tuệ tâm huyết của các nghiên cứu, nhà khoa học tham gia biên soạn, hoàn thiện công trình Bách khoa thư Hà Nội, góp phần phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

 

Ngày 8/5, tại lễ tổng kết công trình Bách khoa thư Hà Nội, Hội đồng Biên soạn đã trao tượng trưng bộ Bách khoa thư Hà Nội cho thành phố Hà Nội và một số tỉnh, thành trong cả nước.

Nhân dịp này, thành phố Hà Nội đã tặng Bằng khen cho 20 tập thể và 24 cá nhân có thành tích trong biên soạn Bách khoa thư Hà Nội.

Giáo sư Lê Xuân Tùng, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo, Chủ nhiệm công trình biên soạn Bách khoa thư Hà Nội cho biết từ năm 1993, lãnh đạo Thành ủy Hà Nội có chủ trương biên soạn Bách khoa thư Hà Nội, phục vụ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.

Cùng năm đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội thành lập Ban Chủ nhiệm công trình Bách khoa thư Hà Nội. Và năm năm sau, ngày 4/5/1998, Bộ Chính trị một lần nữa nhấn mạnh phải hoàn thiện Bộ Bách khoa thư Hà Nội.

Bách khoa thư Hà Nội gồm 18 tập, với khoảng 8.000 trang in, bước đầu giới thiệu những thành tựu văn hóa, khoa học của Thủ đô suốt 1.000 năm qua (1010-2010); những tri thức về thiên nhiên, xã hội và con người Hà Nội trên các lĩnh vực như lịch sử, địa lý, chính trị, khoa học, giáo dục, văn học, nghệ thuật.

Tri thức trong mỗi tập được trình bày theo ba cấp độ, từ tổng luận, khái quát toàn tập đến các chuyên mục nhỏ, các mục minh họa, phát triển các vấn đề cụ thể. Thông qua đó, những nét đặc trưng của Thủ đô ngàn năm văn hiến được giới thiệu, phục vụ rộng rãi bạn đọc trong và ngoài nước.

Bách khoa thư là loại sách “vua của các sách công cụ,” nhằm tổng kết các tri thức thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, chủ yếu dựa vào các công trình đã được nghiên cứu và đánh giá, được xã hội thừa nhận./.

                                                                                 Theo TTXVN

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục