Chúng tôi đưa ám hiệu, lập tức 917 người trừ vài đồng chí ốm nặng không lê chân đi được, còn tất thảy đều có mặt ở sân. Mọi bận giờ điểm danh, chúng tôi phá bằng cách giả vờ cãi cọ ồn ào, nhưng hôm nay im ắng lạ thường. Sau ba phút yên lặng mặc niệm Bác như vậy, chúng tôi lần lượt giải tán có trật tự để về trại.

 

Ngày 5/9/1969, chúng tôi được tin Bác qua đời, do một sĩ quan quân cảnh Phú Quốc cho biết. Hôm ấy, nó bảo chúng tôi:

- Này anh, đã gặp Cụ Hồ chưa?
- Chưa! Tôi trả lời nó vậy, vì tưởng nó giở trò điều tra.
- Cụ Hồ có còn đâu để mà gặp, Cụ mất rồi!
- Ông nói giỡn đấy chớ!
- Thiệt chớ giỡn gì các anh. Thôi cứ đi làm đi rồi sau sẽ biết.

Hôm ấy, chúng tôi không tin lời viên sĩ quan quân cảnh và cho rằng, nó xuyên tạc. Nhưng hôm sau, hình như bọn cai ngục cố ý đánh rơi một mẩu báo "Tiền tuyến" của quân đội Sài Gòn. Mẩu báo có đưa tin Bác mất. Cả mấy chục nước trên thế giới, trong đó có đại diện các nước Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Campuchia, Lào… đến dự lễ tang. Tuy vậy, chúng tôi vẫn chưa tin chuyện Bác mất. Mãi đến ngày 26/9/1969, nghe một số anh em chẳng may bị bắt vào nhà lao kể lại, chúng tôi mới tin là thật.

Chúng tôi truyền đi các trại tin Bác mất và làm công tác tư tưởng, đối với anh em. Nhưng nhiều anh em nghe tin đã khóc cả ngày. Thương nhớ Bác vô cùng, song chúng tôi phải nén lòng, giải thích cho anh em: Cây đá còn phải héo mòn, con người ở trên đời phải theo quy luật "sinh lão, bệnh tử". Bác mất đi nhưng còn Đảng, còn những đồng chí kế tục sự nghiệp của Người như bác Tôn, các đồng chí: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng… Chúng tôi phải làm một buổi học tập. Rồi chúng tôi lo tổ chức tang lễ Bác. Nói là tang lễ, nhưng thật ra trong tù chỉ hai bàn tay trắng không có phương tiện gì.

Sáng hôm 30/9, như thường lệ, bọn cai ngục gọi chúng tôi ra điểm danh. Mọi bận chúng tôi vẫn ăn mặc tả tơi, nhưng hôm đó, chúng tôi căn dặn nhau tìm cách khâu vá quần áo lại cho tương đối lành lặn.

Chúng tôi dậy sớm, tập hợp đông đủ cả Đ6 có đến hơn 900 đồng chí. Tất cả đều để đầu trần. Thường ngày anh em có khăn thì bịt đầu, có cái nón rách thì đội. Một phần che nắng, nhưng cũng chính là để đỡ đòn. Có nhiều khi roi đòn chúng bổ từ đầu bổ xuống.

Bác Hồ và các Anh hùng dũng sĩ Miền Nam.

Năm 1969 là năm Phú Quốc đổ máu nhiều nhất, cho nên chúng tôi phải tổ chức tang lễ Bác rất âm thầm, nhưng phải trang nghiêm, chu đáo. Từng hàng, từng dãy ngồi im phăng phắc. Chúng tôi đưa ám hiệu, lập tức 917 người trừ vài đồng chí ốm nặng không lê chân đi được, còn tất thảy đều có mặt ở sân. Mọi bận giờ điểm danh, chúng tôi phá bằng cách giả vờ cãi cọ ồn ào, nhưng hôm nay im ắng lạ thường.

Tên trung sĩ quân cảnh thấy vậy, hí hửng cho là chúng tôi "tiến bộ", bị đòn roi nhiều không còn "bất trị" nữa, nên cũng chẳng để ý gì. Sau ba phút yên lặng mặc niệm Bác như vậy, chúng tôi lần lượt giải tán có trật tự để về trại.

Rồi, chúng tôi tổ chức treo cờ. Cờ làm bằng vải áo chắp lại. Màu đỏ bằng đá son mài ra, màu xanh bằng lá cây, còn sao vàng bằng thuốc ký ninh chữa sốt rét. Đồng chí K nói về tiểu sử Hồ Chủ tịch, về quê quán, về gia đình của Người. Những điều đó ai ai cũng biết ít nhiều, nhưng hôm ấy, không khí thiêng liêng kính cẩn nên anh em đều rơm rớm nước mắt…

Nhiều anh em đọc thơ Bác, trong "Ngục trung nhật ký". Có đồng chí biết chữ Hán đã ngâm thơ của Người.Tiếp đó, những anh em nào biết chuyện gì về quá trình lãnh đạo cách mạng của Bác thì kể cho người khác nghe.Có anh em còn đọc những bài thơ về Bác của nhà thơ Tố Hữu.

Anh em trong trại lại nhắc nhở nhau học tập và làm theo lời Bác. Chúng tôi hứa với nhau dù bị tra tấn tàn nhẫn, dù thịt nát, xương tan, vẫn sắt son cùng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, cùng cách mạng. Chúng tôi nói chuyện về Bác, gần như công khai. Bọn cảnh binh nghe thấy không phản ứng gì. Viên trung sĩ P có cảm tình với cách mạng, gặp chúng tôi, nói thiệt:

- Khi nào thống nhất, nhất định tôi sẽ về quê (quê anh ta hình như ở Hải Hưng cũ) và trước tiên, tôi sẽ xin đến thăm Lăng Cụ Hồ, thắp hương dâng Cụ.

Tiếp đó, sau khi biết chúng tôi có cuộc vận động học tập và làm theo Di chúc Bác (Di chúc được bí mật từ bên ngoài vào nhà lao), viên trung sĩ P. thường giúp đỡ chúng tôi thực hiện chương trình. Cai ngục sắp lục soát, kiểm tra phòng giam, anh ta tin cho biết trước để chúng tôi cất giấu tài liệu. Bọn quân cảnh đánh anh em tù binh, thì anh ta can ngăn và doạ:

- Này, chúng mày ác thế! Nay mai Mỹ rút thì liệu thân đó!

Lòng yêu thương kính trọng Bác Hồ của anh em nhà lao Phú Quốc đã phần nào cảm hóa kẻ địch. Ngay những tên ác ôn, cũng không dám nói động đến Bác Hồ. Còn chúng tôi càng nhớ ơn Bác càng giữ vững ý chí chiến đấu để chờ ngày toàn thắng trở về quê hương, tiếp tục đi theo con đường của Bác

 

                                                                                   Theo CAND

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục