Đi và chứng kiến cảnh du lịch thực tế mới thấy tại sao du khách ức chế, than phiền và nhiều người trong số họ kháo nhau chỉ nên đi du lịch trong nước một lần.

Trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng hàng ngày vẫn đưa tin về các điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam và được gọi với cái tên thân mật “Ấn tượng Việt Nam”, “Việt Nam điểm đến”... Nhiều trang báo cũng không ngớt lời khen ngợi, mô tả lôi cuốn hấp dẫn những Festival, lễ hội hoành tráng với kinh phí đầu tư tiền tỷ và cách thức PR quảng bá rầm rộ. Thực tế, du lịch Việt Nam ngay từ đầu hè năm 2010 đã khiến nhiều người chọn đi du lịch trong nước. Tuy nhiên, không ít khách du lịch đi thăm quan, nghỉ mát trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay có những ấn tượng xấu về dịch vụ của những địa danh nổi tiếng trong nước.

 Phong cảnh thiên nhiên nên thơ Đà Lạt.

Du lịch “hành xác”

Những địa danh như Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Mũi Né, Phú Quốc, Vũng Tàu, Hạ Long, Đồ Sơn, SaPa... được coi là những danh lam địa thắng thuộc hàng “top ten”, vậy mà mùa du lịch mới bắt đầu đã bị gán cho những cái tên nghe xong những ai có ý định muốn đi du lịch cũng lắc đầu...

Số đông những du khách không có ôtô riêng thì phải chịu cảnh “nhồi nhét” theo đủ mọi cách của cánh lơ xe, của các bác tài. Một hàng xe thông thường chỉ ngồi tối đa 5 người cho hàng ghế đôi vậy mà các bác tài “vô tư” phá lệ tăng mật độ người trên ghế lên tới 8-9 thậm chí khi cần vẫn cố nhét cho một cháu bé ngồi trên đùi người bên cạnh. Trên xe khách những ngày này ngồi ghế nhựa cũng là vị trí xa xỉ khó kiếm bởi các bác tài và những anh lơ đã cất sạch ghế. Khách được thoải mái đứng với tinh thần rất đoàn kết theo kiểu người sau bám vai người trước, khi xe phanh thì dúi dụi ôm nhau. Trên tàu, người ngồi ghế mềm, kẻ ngồi ghế cứng, người ngồi ghế nhựa, lại có cả người đứng chen chân cả trong phòng WC mà không ai dám phàn nàn. Tàu xe thường chậm trễ giờ giấc, có khi chậm tới  4-5 giờ so với ngày thường. Nỗi ám ảnh với nhiều du khách là cảnh tắc đường, chen lấn trong dịp nghỉ lễ, nhiều du khách đi Hạ Long, Hải Phòng, Nghệ An, Thanh Hóa... bị tắc đường 3 - 4 giờ. Các xe phải chờ để nhích từng mét trên quốc lộ 5 và đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Trước và sau khi diễn ra lễ hội Carnaval Hạ Long, các tuyến đường xung quanh thành phố biển cũng ùn tắc nghiêm trọng. Tuyến đường Bãi Cháy tắc cứng với những hàng người dài tới hàng chục km, nhiều du khách phải bỏ ôtô để đi bộ về khách sạn trong đêm. Chưa kể hết, hàng nghìn du khách vì không được vào khu vực lễ hội phải vạ vật tại những vườn hoa, trên bãi biển, lang thang trong các khu bán đồ lưu niệm.

 Khách du lịch bị “nhồi” trên xe.

Du lịch “chặt chém”   

Đi đã vất vả, đến được điểm du lịch càng vất vả hơn. Nhiều du khách bảo nhau “bấm bụng” một chuyến đi chơi cho trọn vẹn. Họ hy vọng vào việc “đổi gió” và “đổi món” trong dịp này, nhưng dường như chỗ ăn, chỗ ở mới khiến du khách choáng váng!  Khách sạn ở Hạ Long tăng giá phòng lên gấp 5 lần ngày thường. Những khách sạn mini khu vực Bãi Cháy đồng loạt tăng giá lên từ 1-1,5 triệu đồng mỗi phòng, trong khi ngày thường chỉ có giá 200.000 - 300.000 đồng cho một phòng nghỉ. Việc có nhà hàng thuê đầu gấu ép giá và đe dọa khách hàng cũng đã xảy ra. Những bãi đỗ xe cũng tranh thủ “gặt hái” bắt chẹt du khách với giá tự “niêm yết” trên vé ghi như: giá trông giữ xe máy: 40.000 đồng, giá trông giữ ôtô: 80.000 - 100.000/1 xe tùy loại. Các quán ăn ven bờ biển đông kín khách. Giá đồ ăn không ai bảo ai, các chủ nhà hàng kinh doanh tăng gấp 2 - 3 lần ngày thường và viện theo lý do ngày lễ nên mọi thứ đắt đỏ và “chặt chém” du khách. Du khách khắp nơi trên cả nước “chịu trận” cảnh “du lịch hành xác” và ra về với tâm trạng không vui. Có nhiều phiền toái, thất vọng xoay quanh chuyện chất lượng phục vụ du lịch. Việc ngày nghỉ lễ du khách tăng nhanh không ai đổ lỗi cho ai được. Đáng trách là những kẻ kinh doanh du lịch vụ lợi, biến mùa du lịch của họ thành “mùa hành xác” mà thôi. Sau ngày nghỉ lễ nhân dịp 30/4 và 1/5 năm nay, không ít người dân đã lên tiếng trên truyền hình, thông tin trên báo chí về chất lượng dịch vụ du lịch trong nước, không ít người đã muốn “bỏ cuộc” với du lịch nước nhà mà tính chuyện du lịch nước ngoài. Hy vọng tình hình du lịch nước nhà sẽ sớm được cải thiện và được quản lý chặt chẽ để Việt Nam - điểm đến du lịch còn là điểm đến nhiều lần!

                                                                                       Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục