Có thể xem Nghị định 54/CP là bệ đỡ cho ngành sản xuất phim Việt Nam có điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển, tuy nhiên một số quy định vẫn chưa khả thi

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 54/2010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh, có hiệu lực từ ngày 7-7-2010. Đây được xem là chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nền điện ảnh Việt Nam còn nhiều yếu kém hiện nay nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Các rạp chiếu phim đang mong mỏi có được nhiều bộ phim VN có chất lượng như Để Mai tính. Ảnh: C.T.V
 
Mở rộng thị phần
 
Nội dung quan trọng trong nghị định này là những quy định: Tăng thời lượng phát sóng, chiếu phim truyện Việt Nam trên các đài truyền hình và rạp chiếu phim trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo đó, tỉ lệ thời lượng phát sóng phim truyện Việt Nam của mỗi đài truyền hình (cả Trung ương và các địa phương) phải đạt ít nhất là 30% tổng thời lượng phát sóng phim và phải phát sóng trong thời gian từ 20 giờ đến 22 giờ trong ngày. Ngoài ra, còn có thể phát trong các giờ khác.

Riêng tỉ lệ chiếu phim truyện Việt Nam trên hệ thống rạp chiếu phim được quy định phải bảo đảm ít nhất là 20% so với tổng số buổi chiếu và phải được chiếu trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 22 giờ trong ngày, ngoài ra còn có thể chiếu vào các giờ khác...
 
Nghị định này cũng quy định một số nội dung về tài trợ và ưu đãi khác đối với tác phẩm điện ảnh và các cơ sở sản xuất phim, như: Nhà nước sẽ mua toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu những tác phẩm có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao do cơ sở điện ảnh sản xuất; cơ sở điện ảnh được miễn lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; UBND tỉnh có trách nhiệm điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của địa phương ưu tiên dành quỹ đất cho cơ sở điện ảnh...
 
Các đơn vị sản xuất phim trong nước rất hồ hởi khi đón nhận những thông tin này. Nhiều nhà sản xuất phim Việt cho rằng nếu thực hiện nghiêm túc nghị định này thì từ tháng 7 tới, ngành sản xuất phim ở Việt Nam có một thị trường rộng lớn, cả trên sóng truyền hình và trên màn ảnh các rạp chiếu phim, để tiêu thụ tác phẩm. Có thể xem đây là bệ đỡ để ngành sản xuất phim Việt Nam có cơ hội và điều kiện đầu tư phát triển.
 
Tính khả thi đến đâu?
 
Tuy nhiên, đại diện một số đài truyền hình cấp tỉnh cho rằng năng lực của các đài có khác nhau nên Nhà nước cũng cần quy định những tỉ lệ khác nhau cho phù hợp với tình hình thực tế. Bởi quy định ban hành mà không thực hiện đúng là vi phạm, còn thực hiện theo thì chẳng biết phải làm cách nào.
 
Tương tự, người quản lý các rạp chiếu phim đón nhận nghị định này trong nỗi lo lắng. Theo họ, việc phải bảo đảm chiếu phim truyện Việt Nam ít nhất 20% so với tổng số buổi chiếu là quy định không có tính khả thi, nhất là trong tình hình sản xuất phim truyện Việt Nam mỗi năm chỉ cho ra đời trên dưới 10 phim như hiện nay. Chiếu hết 10 phim này rồi các rạp lấy đâu ra phim truyện Việt Nam để chiếu  cho đúng với quy định.
 
Thực tế, khi một phim truyện Việt Nam sản xuất có chất lượng, hấp dẫn người xem thì không có phim ngoại nào có thể “địch” lại về mặt doanh thu ở các rạp. Và khi ấy, đương nhiên, vì lợi nhuận, các chủ rạp chiếu phim sẽ tranh nhau nhận chiếu, thậm chí chiếu suốt ngày mà không cần đến quy định này để điều chỉnh. 
 
Do đó, muốn thực hiện tốt những quy định này thì phim truyện Việt Nam phải tăng nhanh cả số lượng lẫn chất lượng. Các rạp chiếu phim cũng đang mong muốn có nguồn phim nội địa phong phú, hấp dẫn người xem để giảm bớt áp lực từ các công ty nhập phim nước ngoài, nhất là phim Mỹ.
 
                                                                                   Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục