Chính cơ chế tài chính phù hợp của các đài truyền hình đã kích thích được nhà sản xuất. Ngày 15-6 qua, tại Hà Nội, đoàn làm phim Huyền sử thiên đô (hãng Sao Thế Giới đầu tư, hãng Phim truyện 1- Hà Nội và Công ty Cổ phần Sản xuất Phát Nam Thiên sản xuất) đã có buổi ra mắt rầm rộ. Các diễn viên chính, như Công Dũng, Trung Dũng, Thu Quỳnh, Bebe Phạm, Rich Ting...xuất hiện trong trang phục của các nhân vật.

Với độ dài 70 tập, Huyền sử thiên đô là phim truyền hình lịch sử dài tập nhất từ trước đến nay do một hãng phim tư nhân sản xuất, mở màn thành công cho xu hướng tư nhân bỏ vốn làm phim đề tài lịch sử - thể loại vốn được xem như một “món nợ khó đòi” của các nhà làm phim VN.
Dàn diễn viên chính trong phim Huyền sử thiên đô tại buổi ra mắt. Ảnh: C.T.V
 
Cú hích bằng cơ chế
 
Theo bà Minh Hà, Phó Phòng Khai thác phim truyện Đài Truyền hình TPHCM, khá nhiều đơn vị đã gửi kịch bản đăng ký sản xuất phim truyền hình đề tài lịch sử, thậm chí có hãng gửi cùng lúc 2 kịch bản, chứng tỏ các nhà làm phim tư nhân rất hăng hái, tâm huyết với dòng phim này.
 
Các kịch bản phim đề tài lịch sử cổ trang đang có: Về đất Thăng Long của Phạm Thùy Nhân (30 tập, hãng M&T Pictures), Từ Lam Sơn đến hồ Hoàn Kiếm của Lê Ngọc Minh (30 tập, hãng Sao Thế Giới), Đối thoại Lý Chiêu Hoàng (Huỳnh Thanh Diệu, 80 tập, hãng Vifa).
 
Về đề tài lịch sử cách mạng, hãng Đại Dương Xanh có Sài Gòn 105 độ F (tác giả Anh Dũng) nói về chặng đường đấu tranh cách mạng của nhân dân Sài Gòn đến thời điểm năm 1975.
 
Tương tự, Vifa ấp ủ kịch bản Dạo chơi giữa Sài Gòn. Công ty Cát Tiên Sa có kịch bản Hoa đào thắm sắc trời Nam (tác giả Đinh Thiên Phúc) được đổi từ tựa cũ Mỹ nhân Sài Gòn. Công ty Sao Thế Giới có kịch bản Nữ biệt động Sài Gòn...
 
Vậy là sau một thời gian dài “né tránh”, các nhà làm phim tư nhân đã tạo được phong trào làm phim lịch sử. Cuộc phát động làm phim lịch sử của các đài truyền hình, trong đó mạnh nhất là Đài Truyền hình TPHCM, với chính sách thích hợp đã khuyến khích được sự quan tâm của đông đảo các hãng phim tư nhân.
 
Ông Nguyễn Anh Xuân, Phó Phòng Khai thác phim truyện Đài Truyền hình TPHCM, cho biết: “Từ cuối năm ngoái, Đài Truyền hình TPHCM đã có chủ trương khuyến khích các đơn vị làm phim lịch sử, nâng mức giá cho một tập phim thể loại này lên 400 triệu đồng và còn ưu tiên giờ đẹp để phát sóng.
Ngoài ra, đài cũng có chính sách mới dành cho tất cả thể loại phim là nếu phim phát sóng ăn khách, thu hút được nhiều quảng cáo thì hãng sản xuất còn được hưởng thêm một khoản thưởng dựa trên doanh thu quảng cáo”.
 
Lấp dần khoảng trống
 
Từ lâu, dư luận luôn kêu ca về việc phim lịch sử, dã sử Trung Quốc tràn ngập các màn ảnh nhỏ. Khán giả Việt, nhất là giới trẻ, biết lịch sử và các nhân vật lịch sử Trung Hoa rành rẽ hơn lịch sử và nhân vật lịch sử Việt... Phim ảnh là cách tuyên truyền lịch sử sống động và hiệu quả nhất nhưng tiếc là các nhà làm phim chưa chịu khai thác.
 
Đề tài cho phim lịch sử không thiếu bởi lịch sử VN có vô số sự kiện, nhân vật hào hùng, đủ để tạo nên những câu chuyện phim hấp dẫn người xem và chúng ta cũng không thiếu những nhà làm phim tâm huyết.
 
Thế nhưng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khoảng trống của phim lịch sử Việt trên màn ảnh nhỏ là không ai dám đầu tư sản xuất bởi kinh phí đòi hỏi rất lớn, trong khi mức giá mua phim của nhà đài thông thường chỉ từ 180-200 triệu đồng/tập, khả năng thua lỗ đã thấy rõ.
 
Chính vì vậy, những bộ phim truyền hình đề tài lịch sử VN đã lên sóng, như: Trùng Quang tâm sử, Lục Vân Tiên, Dưới cờ đại nghĩa, Ngọn nến hoàng cung, Vó ngựa trời Nam... đều do hãng phim Đài Truyền hình TPHCM sản xuất bằng vốn Nhà nước, còn các hãng tư nhân hoàn toàn đứng ngoài cuộc và mặc nhiên xem đó không phải là việc của mình.
 

Hy vọng thời gian tới, khoảng trống này sẽ dần được lấp bởi sự có mặt của các hãng phim tư nhân. Nguồn kịch bản phim lịch sử đã có nhưng từ trang giấy cho đến khi thành sản phẩm còn rất nhiêu khê và hiện tất cả đều đang trong giai đoạn chờ nhà đài thẩm định đề tài. Tuy nhiên, dù sao những kết quả vừa qua cũng là một tín hiệu mừng cho dòng phim đề tài lịch sử VN.

 

                                                                             Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục