Đã có thời, khán giả Việt Nam (VN) từng được xem những vở ballet lớn như Hồ Thiên Nga, Rômêô và Juliet... Và cũng đã có thời, có được những tác phẩm múa như Cánh chim và mặt trời, Đôi bờ, Người mẹ VN... Nhưng rồi, vì nhiều lý do, nghệ thuật múa VN dường như không phát triển, nếu không muốn nói là dừng lại, thoái trào, xuống dốc. Trong bối cảnh đó, cô gái thanh mảnh, dịu dàng nhưng cũng đầy ý chí, tâm huyết Tuyết Minh đã xốc lại tình hình. Chị tự mình thành lập một nhóm múa, dăm tháng cho ra đời một tác phẩm, khuấy động lên những suy tư cùng sự hào hứng của công chúng với Quan Âm Thị Kính, Chiến thắng mùa hoa đào, Bên trong và bên ngoài, Carmen... và gần đây nhất, chị lại cho ra mắt một vở ballet đích thực: Don Quixote - một tác phẩm thực sự kinh điển của châu Âu.

- Với Don Quixote, chị có thay đổi gì so với nguyên tác của kịch bản múa Don Quixote mang đậm tính bác học và cổ điển châu Âu?

-  Kịch bản ballet đầu tiên là của Marius Petipa sáng tác năm 1871. Năm 2010 này, dàn dựng lại tại VN, tôi mong muốn nhìn bằng con mắt của người thế kỷ này với tác phẩm kinh điển đó. Vì vậy, tôi dàn dựng, biên đạo với nét mới, kết cấu mới và thậm chí cả thủ pháp nghệ thuật mới trong ngôn ngữ ballet. Tôi đã cố gắng nối liền câu chuyện bằng văn học của nhà văn Cervantec nhưng cô gọn hơn, làm nổi bật tính chất hiệp sĩ và ảo tưởng của nhân vật chính. Bên cạnh đó, tôi cũng cố gắng tạo được cầu nối giữa văn hóa Tây Ban Nha, chất bác học cổ điển châu Âu với văn hóa VN bằng những môtip dân gian thuần Việt như đánh nhau với chằn tinh... rất hòa hợp trong mô tả sự ảo tưởng của Don Quixote khi nhìn nhận cái gì cũng là sự chiến đấu với những nhân vật khổng lồ để cứu người đẹp.

 Vở Don Quixote trên sân khấu VN.

- Được biết, kinh phí của vở này hoàn toàn là do cá nhân chị đầu tư. Chị mong chờ gì khi dàn dựng một tác phẩm chỉ để biểu diễn 1 - 2 đêm?

- Khi thành lập vũ đoàn Khám phá, tôi mong muốn tạo được một địa chỉ tập hợp những anh chị em yêu nghề, tâm huyết với nghề múa, phấn đấu vì tương lai của nghệ thuật này. Nếu điều kiện của nền văn hóa VN chưa cho phép nghệ sĩ chúng tôi thỏa sức sáng tạo trên sân khấu lớn với những vở kinh điển của thế giới và VN một cách sâu rộng và toàn diện thì chúng tôi kêu gọi nhau cùng góp công, góp sức, đầu tư kinh phí để có thể thay đổi điều kiện đó. Chỉ có cách sáng tạo ra nhiều tác phẩm múa thì công chúng mới có thể hiểu, dần mến yêu, trân trọng nghệ thuật múa. Trong số những khán giả lên sân khấu chúc mừng chúng tôi, cả người nước ngoài và người VN, tôi nhận ra những gương mặt quen. Họ đã mua vé để vào xem, cứ có tác phẩm mới là thấy những khán giả này hăng hái có mặt.

- Liệu chị có thể tiếp tục duy trì việc dàn dựng những tác phẩm mới mặc cho sự đón nhận còn hạn chế như vậy?

- Tôi vừa là một biên đạo, vừa là một giảng viên. Tôi thường giảng cho các em về lòng yêu nghề, cố gắng truyền nhiệt huyết cho các em. Theo tôi, một vở múa, một đêm diễn trong bối cảnh hiện nay cũng là rất đáng quí. Tập thể nghệ sĩ chúng tôi quyết tâm diễn hai đêm vừa qua, với số khán giả trên một ngàn người, cũng là rất đáng kể. Nếu không có một vở diễn nào sẽ không có một sự bắt đầu, mỗi diễn viên trẻ sẽ không có cơ hội để trổ tài, để thể hiện sự nhiệt huyết. 1 - 2 đêm mỗi năm, khán giả sẽ dần cảm nhận được, hiểu được và yêu mến tác phẩm múa. Hi vọng, thế hệ nghệ sĩ sau tôi sẽ dồn tâm huyết, tâm sức và tiền bạc để thu hút được ngày một nhiều hơn khán giả đến với mình và họ sẽ thành công hơn tôi.

- Xin cảm ơn chị và chúc mong muốn đó của chị sẽ là hiện thực đẹp của nghệ thuật Việt Nam trong tương lai!.

                                                                             Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục