Có thể nói, năm 2010 cùng với sự khởi sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống văn chương cũng có những dấu ấn quan trọng, khiến cho những người quan tâm đến sự phát triển của văn chương nước nhà hy vọng và chờ đợi. Tuy nhiên, ngoài mảng tiểu thuyết trong cuộc thi kéo dài từ năm 2006 - 2009 và được tổng kết, trao giải vào năm 2010, còn các mảng khác độc giả cảm thấy vẫn dường như còn thiếu “lửa”.

 

Từ các sự kiện...

Ngay những ngày đầu năm, vào tháng 1/2010 “Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài” diễn ra tại Hà Nội. Đây có thể coi là một sinh hoạt học thuật về văn chương khá mới mẻ, rất hoành tráng và nhiều tham vọng, bước đầu tạo tiền đề tốt cho văn chương nước nhà hướng ra quốc tế.

Tháng 1/2010, BCH đã kết nạp 40 người vào Hội Nhà văn Việt Nam, trong đó văn xuôi có 14, thơ 21, lý luận - phê bình 3 và dịch thuật văn học 2. Người trẻ nhất là nhà thơ Phạm Vân Anh (1980) và người già nhất là nhà thơ Việt Phương (1928).

Tiếp đến là Đại hội Nhà văn lần thứ VIII diễn ra tại Hà Nội tháng 8/2010. Đây được coi là sự kiện khá mới mẻ, vì đây là đại hội toàn thể đầu tiên và là lần đầu tiên, qua 5 kỳ Đại hội, Ban Chấp hành Hội Nhà văn mới có đủ số ủy viên như mong muốn. Theo dư luận đây là một kỳ Đại hội đổi mới. Các nhà văn được trao đổi thẳng thắn những vấn đề mình quan tâm đối với sự phát triển của văn chương nước nhà.

Mới đây, ngày 10/1/2011, BCH xét kết nạp 44 người, trong đó văn xuôi 21, thơ 17, lý luận phê bình 3, dịch thuật văn học 3. Kết quả có 26 người đã hội đủ số phiếu tín nhiệm của BCH khóa VIII để trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam.

BCH Hội Nhà văn khóa VIII đã có những đổi mới quan trọng trong thiết lập các hội đồng chuyên môn như: thơ, văn xuôi, lý luận - phê bình, dịch thuật và giải tán bớt các Ban chức năng, tập hợp lại thành Ban Văn học đề tài.

 Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài.

Đến các giải thưởng văn chương

Năm 2010 có 2 giải thưởng văn chương quan trọng. Đó là lễ trao giải cuộc thi tiểu thuyết 2006 - 2009 cho 14 tiểu thuyết, gồm 1 giải A, 3 giải B và 10 giải C trong số 51 tác phẩm tham gia vòng chung khảo. Dư luận cho rằng, dù quy mô cuộc thi lớn và kéo dài trong hơn 3 năm, dành cho thể loại có tính chất nền tảng của nền văn học là tiểu thuyết, nhưng lại chưa làm nóng lên bầu không khí văn chương là bao. Nhiều tác phẩm đã được xuất bản từ những năm trước, tức là đã qua sự sàng lọc của độc giả, mà số người mặn mà với nó vẫn rất khiêm tốn.  

Thực hiện nghị quyết của Đại hội Nhà văn lần thứ VIII về đổi mới công tác xét tặng các giải thưởng văn học, trong đó có giải thưởng hàng năm, ngày 10/1/2011, BCH Hội Nhà văn đã họp toàn thể để xem xét kết quả sơ khảo, chung khảo và đã chọn được 3 tác phẩm để trao giải thưởng văn học năm 2010: tập truyện ngắn Dị Hương của nhà văn Sương Nguyệt Minh; tập truyện ngắn (dành cho thiếu nhi): Chiếc vé vào cổng thiên đường xanh của Quế Hương; tiểu thuyết dịch: Triệu phú ổ chuột của dịch giả Nguyễn Bích Lan.

Tại phiên họp này, BCH cũng quyết nghị tặng bằng khen cho 3 tác giả có tác phẩm tốt trong năm gồm: Thế giới xô lệch, tiểu thuyết của Bích Ngân; Tháng giêng tháng giêng, một vùng dao quắm, tập tản văn của Y Phương và Quà của Chúa, tiểu thuyết của Lê Bá Thự.

Dù đã có nhiều cố gắng từ phía chủ quan của các nhà văn, song độc giả vẫn thấy dường như mùa văn chương năm nay còn thực sự thiếu “lửa”. Riêng hai mảng thơ và lý luận phê bình hoàn toàn vắng bóng trong mùa giải năm nay. Liệu đây có thể coi là một năm mất mùa với hai thể loại trên?

 

                                                                              Theo Báo SKĐS

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục