Nhà máy xi măng công nghệ lò quay do Công ty TNHH Xuân Mai làm chủ đầu tư nằm cạnh đường Hồ Chí Minh.

Nhà máy xi măng công nghệ lò quay do Công ty TNHH Xuân Mai làm chủ đầu tư nằm cạnh đường Hồ Chí Minh.

(HBĐT) - Trước thềm năm mới Tân Mão, không khí trên đường Hồ Chí Minh càng thêm nhộn nhịp, tất bật. Suốt ngày đêm những đoàn xe hối hả ngược xuôi đưa hàng hoá đến mọi vùng quê phục vụ người dân đón Tết, vui xuân.

 

Trên những công trình mới, dự án mới, những người thợ cùng những dàn khoan, cẩu, máy ủi, máy xúc vẫn miệt mài để mong sớm có sản phẩm chào mừng đất nước, mừng Đảng, mừng xuân. Đường Hồ Chí Minh giai đoạn I hoàn thành và đưa vào sử dụng không chỉ tạo nên diện mạo mới và thực sự là điều kiện quan trọng để mở mang giao lưu, khai thác tiềm năng, thế mạnh thúc đẩy KT-XH trên địa bàn ngày càng phát triển nhanh và bền vững.

 

Ngày 2/3/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27 phê duyệt “Định hướng quy hoạch chung xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (giai đoạn I) đến năm 2020”, nêu rõ: Phát triển tuyến đường Hồ Chí Minh với chức năng chủ yếu là hành lang giao thông và hạ tầng kỹ thuật quốc gia phía Tây của đất nước; trục phát triển kinh tế và các đô thị, điểm dân cư nông thôn; trục cảnh quan gắn với các di tích văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh. Theo đó, sau khi hoàn thành giai đoạn I đường Hồ Chí Minh sẽ tạo thành 5 vùng kinh tế. Trong đó, vùng I gồm Hà Tây (cũ) - Hòa Bình tập trung vào khai thác tiềm năng về nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung, công nghệ cao, vùng nguyên liệu công nghiệp. Định hướng đó đã trở thành hiện thực ở tất cả 5 huyện của tỉnh, nơi có đường Hồ Chí Minh đi qua.

 

Với chiều dài 68 km, chạy qua 26 xã thuộc 5 huyện: Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng giai đoạn I, đường Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển KT-XH các địa phương nơi có tuyến đường đi qua, nhất là các xã vùng sâu,  xa, đặc biệt khó khăn trong tỉnh. Những năm qua, ngoài đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ, các huyện có đường Hồ Chí Minh đi qua đều đã tiến hành khảo sát và cơ bản hoàn thành quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN, CCN) với diện tích trên 1.000 ha đất, đó là: các KCN Nam Lương Sơn, Nhuận trạch, CCN Hòa Sơn, Cao Dương, Cao Thắng (Lương Sơn); KCN Thanh Hà,  CCN Phú Thành I, Phú Thành II (Lạc Thuỷ), KCN và CCN Lạc Thịnh (Yên Thuỷ), KCN Đồng Đuống và CCN Khoang U (Lạc Sơn). Đồng thời, triển khai công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo vùng đất “sạch” và tăng cường xúc tiến, giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của địa phương, áp dụng các cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư. Đến nay đã có nhiều DN đến khảo sát, tìm hiểu, đăng ký và triển khai đầu tư vào các KCN, CCN dọc tuyến đường Hồ Chí Minh. Những nhà máy sản xuất xi măng công nghệ lò quay, gạch Tuynel, sản xuất - chế biến gỗ ghép thanh, ván MDF, khu chăn nuôi tập trung công nghệ cao, cơ sở chế biến nông sản, khai thác vật liệu xây dựng, trường nghề, trung tâm đào tạo nghề… đã tạo nên những nét khởi sắc của sự nghiệp CNH -  HĐH trên tuyến đường Hồ Chí Minh. 

 

Đường Hồ Chí Minh giai đoạn I hoàn thành và đưa vào sử dụng còn tạo nên diện mạo mới cho các thị trấn, thị tứ, thúc đẩy dịch vụ, thương mại ngày càng phát triển. Đặc biệt là người dân các xã vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn như: Hưng Thi (Lạc Thuỷ), Lạc Hưng, Bảo Hiệu (Yên Thuỷ) có điều kiện vươn lên  làm giàu trên vùng đất quê hương mình…

 

Đường Hồ Chí Minh huyền thoại đã đi vào lịch sử như một biểu tượng cho sức mạnh tinh thần, niềm tự hào dân tộc, góp phần làm nên chiến thắng trong sự nghiệp đấu tranh, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Giờ đây, đã thực sự tạo bước đột phá trong sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển kinh tế xoá đói-giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông cho đồng bào và CBCS vùng sâu, xa và để đền đáp công ơn những người đã hy sinh cho sự nghiệp cách mạng.

 

                          

 

                                                                                           Bùi Đức

 

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục