Sau hai công trình thử nghiệm bạc tỷ với “Kim Vân Kiều” và “Chiếc áo thiên nga”, Tết Nguyên đán Tân Mão 2011, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã thôi thử nghiệm để quay về với cải lương xưa qua vở “Đả chiến phá sông Ngân”. Vở diễn được đầu tư chỉ 500 triệu đồng nhưng được đánh giá hấp dẫn, trình diễn phục vụ khán giả tại rạp hát Thủ Đô vào các tối 6, 7 và 8-2.

 

  • Chuyện cũ vẫn hấp dẫn

“Đả chiến phá sông Ngân” của cố NSND Năm Châu (tức tác giả Nguyễn Thành Châu) là một vở diễn cũ từng được các nghệ sĩ cải lương quay video cách nay hơn 10 năm. Tuy nhiên, trên sân khấu sàn diễn, vở cải lương này chưa từng được các đoàn hát dàn dựng. Chính vì thế, lần này Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đã đưa lên sàn diễn “Đả chiến phá sông Ngân” phục vụ khán giả cải lương. Mặc dù là vở diễn cũ, câu chuyện cũ, nhưng nội dung của vở diễn xem ra vẫn còn hấp dẫn khán giả bởi tính nhân văn sâu sắc.

Một cảnh trong vở cải lương “Đả chiến phá sông Ngân”.

“Đả chiến phá sông Ngân” kể về câu chuyện nghĩa vợ tình chồng sắt son của Ngưu Lang - Chức Nữ. Cả hai yêu nhau, có con với nhau, nhưng tình duyên sớm bị ngăn cách vì phạm luật Thiên đình, Chức Nữ bị bắt về Thiên đình, giam giữ ở bến Ngân Hà. Còn Ngưu Lang ở hạ giới cùng với hai con - Nghé và Ngọ, ngày đêm luôn nhớ nhung vợ hiền…

Trước tình cảnh trái ngang, cuộc sống bị chia cắt của cha mẹ, hai con Nghé và Ngọ vì thương cha, nhớ mẹ đã không ngại khó nhọc, ngày đêm miệt mài học võ, luyện phép cùng với các sư phụ để xin cha được lên Thiên đình giải cứu cho mẹ… Vở diễn đã mang lại cho người xem những thông điệp giàu ý nghĩa về lòng chung thủy cũng như sự hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Trong cuộc sống, nếu tất cả đến với nhau bằng một tình yêu chân thật thì không có khó khăn, thử thách nào có thể ngăn cách…

  • Khi nghệ sĩ máu lửa với nghề

Nghệ sĩ Quốc Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, cho biết sau 3 đêm diễn, doanh thu của “Đả chiến phá sông Ngân” đã lấy lại tiền đầu tư và có dư ra chút ít, anh em nghệ sĩ khá phấn khởi. Tuy nhiên, nếu muốn tiếp tục diễn “Đả chiến phá sông Ngân”, nhà hát sẽ bàn bạc với các nghệ sĩ để cùng hạ cátsê thì mới mong “sáng đèn”, bởi các suất hát sau doanh thu sẽ không cao bằng các suất hát trước.

Nếu so với hai vở cải lương thử nghiệm trước đây, vở “Đả chiến phá sông Ngân” không được đầu tư rầm rộ về tiền bạc. Nhưng không phải thế mà các nghệ sĩ tham gia vở diễn ít máu lửa, đầu tư công sức, mà trái lại nhiều nghệ sĩ vẫn luôn miệt mài luyện tập ròng rã cả tháng, thể hiện một tình yêu mãnh liệt với cải lương.

Trong vở diễn, đạo diễn Vũ Minh dàn dựng nhiều cảnh bay khá ấn tượng. Và để có được những màn bay lượn, đánh đấm trên không trung thật ngoạn mục, ê kíp nghệ sĩ đã phải tập đi tập lại rất nhiều lần. Các nghệ sĩ trẻ Trinh Trinh, Võ Minh Lâm... cùng các nhân viên kéo dây bay phải có sự phối hợp thật nhuần nhuyễn mới có thể tạo nên những cảnh bay đẹp. Tất cả sự chịu khó luyện tập của các nghệ sĩ đã được đền đáp xứng đáng. Qua các suất diễn “Đả chiến phá sông Ngân”, khi các nghệ sĩ thể hiện các màn bay lượn nhuần nhuyễn, luôn nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt của khán giả.

Trong vở diễn này, NSƯT Kim Tử Long thể hiện vai Ngưu Lang, nghệ sĩ Tú Sương vai Chức Nữ khá ấn tượng, giàu cảm xúc, ca diễn hay, đã mang lại cho giới mộ điệu những giây phút thư giãn thật sảng khoái. Bên cạnh đó, nghệ sĩ Trinh Trinh cũng khá tự tin trong vai Nghé với những màn vũ đạo điêu luyện, ca diễn tốt đã góp phần tạo nên sự thành công của vở diễn.

Đồng thời, điều đáng ghi nhận ở “Đả chiến phá sông Ngân” là sự chấp nhận làm dàn bao của các nghệ sĩ đi trước như: NSƯT Thoại Miêu, nghệ sĩ Thanh Loan, Trọng Nghĩa… đã tạo nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ trẻ tỏa sáng. 

 

                                                         Theo SGGP

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục