Rực rỡ sắc màu thổ cẩm.

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm.

(HBĐT) - Người vùng cao xưa nay đi chợ không chỉ để bán, mua mà còn để giao lưu, gặp gỡ bạn bè, cùng hàn huyên bên chén rượu nồng. Phiên chợ ngày thường vốn đã đông vui, chợ phiên ngày Tết lại càng bội phần tấp nập.

 

Phiên chợ Bò, Lũng Vân (Tân Lạc) họp trước Tết mấy ngày. Không ai bảo ai, các thành viên trong gia đình bà Bùi Thị Liến ở xóm Chiến, xã Nam Sơn thức dậy sớm hơn mọi ngày. Trong lúc người lớn lo chuẩn bị hàng mang xuống chợ, mấy đứa trẻ đã diện xong bộ cánh đẹp nhất để kịp lên đường. Hàng mà vợ chồng bà Liến đem ra chợ bán là những thứ quả vườn nhà: bưởi, chuối, quýt, đu đủ, trứng gà, tất cả bọc trong lớp rơm khô và xếp cẩn thận trong gùi chờ ra chợ mới đem bày bán.

 

Hàng hoá Tết ở chợ phiên phong phú gấp mấy lần chợ thường. Vải vóc, chăn màn, đồ sành sứ, điện tử rồi gạo nếp, lá dong, củ, quả, lợn, gà... đủ cả. Riêng chợ Bò, Lũng Vân, dãy bán thuốc lào, chè khô và mật có đông người bán, lắm người mua nhất. Cô bán thuốc lào quê mãi huyện Bá Thước, Thanh Hoá khêu ngọn đèn dầu rồi đon đả mời khách vào châm thử. Không riêng đám đàn ông mới khề khà, không ít chị em phụ nữ mạn vùng cao Nam Sơn, Bắc Sơn, Quyết Chiến, Ngổ Luông cũng bị hút bởi cái duyên của mấy cô hàng thuốc. Phiên chợ ngày thường, chị em chỉ mua một đến hai lạng thuốc là cùng nhưng chợ phiên ngày Tết, bao giờ cũng mua nhiều hơn, có người mua cả cân để gia chủ và khách đến chơi đủ dùng trong mấy ngày Tết, có người mua dư ra một ít dành đến ra giêng.              

          

Gian hàng khô bày bán mật, đường phên kế bên cũng tấp nập chẳng kém. Anh bán hàng người dưới xuôi thoăn thắt xếp phên đường vào túi nilon trao cho mấy vị khách quen, không quên hỏi xem sức khoẻ khách thế nào, Tết này, gia đình đã mua sắm được nhiều chưa? Theo anh thì vài năm lại đây, mật không còn được lấy về bán nhiều ở chợ Tết vì bảo quản khó. Giờ, chủ yếu người ta bán đường phên. Bà con thường mua đường phên về nấu với một ít nước chưng thành mật. ông Đinh Văn Miêng ở xóm Chiềng (Lũng Vân) cho biết: Đây là tục lệ từ lâu, vào ngày làm Tết, gia đình người Mường nào ở quê ông cũng chuẩn bị một ít mật dâng cúng tổ tiên. Ngoài bánh chưng, thịt lợn, trong mâm cỗ cúng ngày 30 Tết nhất thiết phải có mật.

 

Lên vùng cao Pà Cò (Mai Châu) vào ngày chợ phiên, cả phố chợ rực lên sắc màu thổ cẩm. Người Mông vùng Hang Kia, Pà Cò về chợ đã lắm, người miền xuôi, du khách thập phương đi chơi chợ cũng đông. Những váy, những túi, những khăn bày ở chợ do cô gái Mông tự may thêu với đường nét, cách phối chỉ màu kỹ lưỡng, cầu kỳ luôn làm khách thích thú, hài lòng. Có một điều đặc biệt là người bán ở đây cốt để khoe chứ không bao giờ nài khách mua hàng. Nhiều người đến chỉ để được ngắm nghía, cảm nhận nét độc đáo, thử một lần vận váy, áo, trang phục phụ nữ người Mông và chọn mua quà lưu niệm như túi, khăn thổ cẩm tặng người thân. Cặp vợ chồng trẻ người Mông Sùng Y Múa - Hàng A Sềnh ở bản Pà Cò Con (Pà Cò) chất lên xe máy chục cân gạo nếp, đôi gà và sấp lá dong, tiện đường ghé vào gian điện tử xem hàng. Thường đã vào ngắm gian này, không người nào lại không sắm được cho mình một hay vài thứ. Sau một hồi chọn, xem, ngã giá, vợ chồng Hàng A Sềnh mua được chiếc ti vi màu 29 inch và bộ nồi láng bóng. Sềnh bảo: Ti vi ở nhà vừa bé, vừa cũ quá rồi, mua cái tivi mới này để Tết này cả nhà cùng được xem, ai nấy đều vui vẻ.

 

Khác với phiên chợ thường quá trưa là vãn, chợ Tết vùng cao chỉ kết thúc khi bóng tối chập choạng kéo về. Cô bán kim, kéo, chỉ thêu hối hả dọn hàng và hẹn khách trở lại vùng cao ở chợ phiên sau. Đôi bạn già bịn rịn chuyện trò chẳng nỡ về. Lũ trẻ vùng cao về chợ trong niềm sướng vui hớn hở khoe chiếc mũ nồi, quả bóng bay vừa được mẹ mua. Nhìn vào chợ Tết, phần nào cảm nhận được những đổi thay, tiến bộ của nơi vùng cao dẫu chưa thực sự đủ đầy về vật chất. Theo ông Hà Văn Khuê, Chủ tịch UBND xã Lũng Vân: Nếu trước đây, sản vật bà con làm ra chỉ để dùng trong gia đình thì gần 10 năm lại đây đã có sự giao lưu, tiếp cận thị trường. Hàng hoá được mang ra chợ để bán, mua, trao đổi. Năm 2010, người dân vùng cao Lũng Vân được chứng kiến nhiều niềm vui, điện lưới quốc gia về từng hộ gia đình, đường liên xã, xóm được mở mang, cây lúa, cây ngô cho thu nhập khá. Chợ phiên cũng được xây sửa lại đàng hoàng, rộng thoáng, quy củ, sạch đẹp, thuận lợi hơn cho bà con về họp. Phiên chợ Tết ở vùng cao thêm đẹp, thêm duyên bởi cách trao đổi, mua bán mộc mạc, thân tình. Từ bộ trang phục đến giọng nói, tiếng cười của người vùng cao chứa chan sắc màu dân tộc làm bao khách muôn phương lưu luyến, đắm say.

 

          

                                                                                         Lạc Bình

 

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục