Cồng chiêng xuất hiện trong buổi tổng kết cuối năm của hội người cao tuổi xóm Sống - xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

Cồng chiêng xuất hiện trong buổi tổng kết cuối năm của hội người cao tuổi xóm Sống - xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi).

(HBĐT) - Hòa Bình tuy không phải là cội nguồn của văn hóa cồng chiêng nhưng cồng chiêng luôn có mặt trên mảnh đất này, hiện hữu trong cuộc sống của con người nơi đây. Ta có thể dễ dàng thấy hình ảnh của cồng chiêng trong dịp lễ hội, ngày vui, cồng chiêng gần gũi với mỗi người dân và được ví như một biểu tượng văn hóa của dân tộc Mường.

 

Cồng chiêng thường được đặt ở những nơi trang trọng nhất trong ngôi nhà, thường được đem khoe mỗi khi có khách quý ghé thăm gia đình. Người Mường không bao giờ úp chiêng lên nền nhà, nền đất vì sợ bị "lùn " chiêng (chiêng bị mất tiếng, tiếng chiêng không còn được hay). Chiêng được truyền lại qua nhiều đời, con cái nhỏ tuổi trong gia đình được học cách đánh chiêng, gìn giữ cồng chiêng cho thế hệ sau. Lễ hội cồng  chiêng là nét đặc sắc trong văn hóa của người Mường, là máu thịt và thân thuộc như hiệu lệnh của làng, bản. Nó như tâm hồn của người dân Mường đã được hun đúc qua hàng mấy nghìn năm lịch sử.

 

Cồng chiêng luôn xuất hiện từ những ngày tổng kết liên hoan của thôn xóm cho đến những ngày lễ hội lớn của cả vùng như lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc), hội xuân Mường Động (Kim Bôi), hay Xắc bùa ở nhiều xóm, bản...Cồng chiêng không chỉ xuất hiện đơn lẻ mà có khi là cả trăm, cả chục, thành dãy, thành hàng độc đáo và lôi cuốn. Riêng về lễ hội Xắc bùa, được coi là một trong những sinh hoạt văn hóa về nghệ thuật diễn tấu âm nhạc cồng chiêng, gắn kết tập thể, cộng đồng trong Mường, bản. Trong lễ hội Xắc bùa, cồng chiêng xuất hiện với vị trí trung tâm, là "linh hồn" của buổi lễ. Mỗi năm cứ đến Tết Nguyên đán, từ ngày 27 hoặc 28 âm lịch, các ông có chức sắc trong Mường, trong bản, các thành viên là những người giỏi đánh cồng chiêng tập trung lại để vui hội Xắc bùa ngày xuân. Hội Xắc bùa được tổ chức  thành phường bùa, hội bùa, dàn cồng, hội cồng, phường cồng. Lễ hội lôi kéo sự tham gia đông đảo của bà con, được tổ chức càng giúp cho người dân trong Mường, trong bản cảm thấy thêm ấm cúng, no đủ và phấn khởi hơn. Mỗi khi tiếng cồng, chiêng vang lên, mỗi người dân đều cảm nhận được xuân đang thực sự về Tết đến thật gần.

 

Thời gian trước đây do chưa hiểu rõ, thấy rõ tầm quan trọng của loại nhạc cụ đặc biệt này, nên số lượng cồng, chiêng có sụt giảm nhưng hiện nay, người dân đã có ý thức gìn giữ, bảo tồn, coi như tài sản quý giá của gia đình, dòng họ. Những bài cồng chiêng cổ được các nghệ nhân sưu tầm, khôi phục, gìn giữ và truyền lại cho con cháu.

 

Trong dịp tổng kết cuối năm của người cao tuổi xóm Sống - Vĩnh Đồng (Kim Bôi), các cụ ông, mế  quây quần, rôm rả bên những cồng chiêng, cùng đánh những bài chiêng cổ. Mế Hoàng Thị Phương, một hội viên trong chi hội cho biết: "Mỗi dịp vui như thế này mà có thêm cồng chiêng mới, thấy không khí, rộn ràng. Cồng chiêng gắn liền với bà con chúng tôi qua bao thế hệ.

Cồng chiêng xuất hiện trong buổi tổng kết cuối năm của hội người cao tuổi xóm Sống - Vĩnh Đồng - Kim Bôi

 

                                                                                      Bùi Thu

                                                                                  (Sở TT&TT)

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục