Hôm nay (1-4), Tổng cục Du lịch Hàn Quốc chính thức khai trương Phòng Du lịch và Văn hóa Hàn Quốc đầu tiên tại Việt Nam. Trực thuộc ĐSQ Hàn Quốc tại Hà Nội, đây sẽ là đầu mối góp phần đẩy mạnh trao đổi du lịch giữa hai nước thời gian tới. Nhân sự kiện này, Trưởng đại diện Văn phòng Hyungtaek Hugh Lim đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Hànộimới.

 

- Xin ông cho biết lý do Hàn Quốc chọn Hà Nội để mở Văn phòng Du lịch - Văn hóa?

- Tổng cục Du lịch Hàn Quốc đã mở văn phòng đại diện tại Thái Lan, Singapore, Malaysia và Việt Nam là văn phòng thứ 4. Việc thành lập "Phòng Du lịch và Văn hóa" này xuất phát từ nhu cầu của cả hai bên. Thực tế cho thấy, thị trường du lịch Hàn Quốc trước đây thu hút nhiều vào lượng du khách đến từ Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên nhu cầu du lịch ra nước ngoài tại các nước Đông Nam Á ngày càng đa dạng. Ngược lại, nhu cầu du lịch đến các nước đang phát triển như: Việt Nam, Indonesia, Philippines... đang được thế giới chú ý, trong đó có du khách Hàn Quốc.

- Vậy thị trường Việt Nam có vị trí như thế nào trong chiến lược phát triển ngành du lịch của Hàn Quốc?

- Tôi nghe nói rất nhiều người dân Việt Nam hâm mộ phim truyền hình, ca nhạc Hàn Quốc. Đây sẽ là sợi dây kết nối sức hấp dẫn của du lịch Hàn Quốc thông qua ảnh hưởng của "Làn sóng Hàn Quốc" ở Việt Nam. Ngoài các phố ẩm thực và mua sắm đa dạng, Hàn Quốc còn nổi tiếng với nhiều khu vui chơi như rạp hát, công viên giải trí… Chúng tôi sẽ thực hiện các hoạt động hỗ trợ và phát triển các sản phẩm du lịch cùng với các công ty du lịch để du khách Việt Nam có thể sử dụng các sản phẩm này. Điểm mạnh của du lịch Hàn Quốc là có bốn mùa rõ rệt. Các chương trình du lịch theo mùa như trượt tuyết mùa đông, ngắm hoa mùa xuân, tắm biển mùa hè, ngắm lá phong mùa thu dành cho du khách đi theo gia đình là một ví dụ về cách làm mới nhằm nâng cao sự hiểu biết về đất nước - con người qua du lịch của Hàn Quốc. Là cơ quan đại diện của Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam, chúng tôi sẽ nỗ lực hết mình để thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước trong thời gian tới.

Khách du lịch đến Hàn Quốc.

- Như vậy, ông có kỳ vọng vào sự hợp tác du lịch Việt Nam - Hàn Quốc trong tương lai?

- Các số liệu thống kê cho thấy, năm 2010 đã có 90.213 khách du lịch Việt Nam sang thăm Hàn Quốc (tăng 18,7% so với con số 75.978 của năm 2009) và 520.000 khách Hàn Quốc sang thăm Việt Nam. Với việc liên tục duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình từ 7 đến 8% mỗi năm, thu nhập của người dân Việt Nam đang không ngừng tăng, do vậy số người Việt Nam đi du lịch nước ngoài cũng tăng theo. Hơn nữa, việc giao lưu giữa người dân hai nước Việt Nam và Hàn Quốc đang trên đà phát triển với 26 chuyến bay mỗi tuần. Thông qua văn phòng tại Hà Nội, chúng tôi kỳ vọng sẽ đóng vai trò tích cực thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc phát triển hơn nữa trên nền tảng sự quan tâm và thiện cảm của người dân Việt Nam đối với Hàn Quốc và xa hơn nữa là quảng bá hình ảnh về đất nước Hàn Quốc tại các quốc gia lân cận.

- Xin cảm ơn ông !


                                         Theo HaNoiMoi

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục