Hiện nay, nhận thức về vấn đề “đạo điện ảnh” còn nhiều cảm tính, xử lý chuyện đạo phim còn nhiều lúng túng, nửa vời và bất cập, có vẻ như một “nhiệm vụ bất khả thi”. Thực trạng này có, liên quan đến hàng loạt vấn đề học thuật và tổ chức của điện ảnh VN.

 

Việc Hội điện ảnh VN quyết định loại “Giao lộ định mệnh” của đạo diễn Việt Kiều Victor Vũ ra khỏi cuộc tranh tài của giải Cánh Diều 2010 tuy làm cho dư luận nói chung hể hả, nhưng cũng gây ra ít nhiều tiếc nuối trong giới điện ảnh vì bị mất đi một tác phẩm có tay nghề. Có lẽ các thành viên BGK cũng chia sẻ tiếc nuối này nên đó trao Bằng khen cho phim “Cô dâu đại chiến” cũng của đạo diễn Victor Vũ, dù phim này cũng bị nghi “đạo” một số ý tưởng, tình tiết và chi tiết từ phim truyền hình “Xin thề anh nói thật” của đạo diễn Phi Tiến Sơn do FPT media sản xuất. Vì sao có thái độ dễ dãi này, khi xã hội chấp nhận việc vinh danh một tác phẩm mang nghi án đạo phim?

Phức tạp về học thuật

Khi nói đến đạo phim, người ta thường chú ý đến sự giống nhau của cốt truyện và nhân vật, tức là nội dung kịch bản văn học của phim. Song kịch bản điện ảnh không trùng với tác phẩm của đạo diễn. Vì thế mới có chuyện một tác phẩm văn học có thể làm thành nhiều bộ phim khác nhau, như bộ tiểu thuyết “Chiến tranh hòa bình” của L.Tonstoi đó được Nga và Mỹ làm thành hai bộ phim khác nhau. Và một bộ phim dù nổi tiếng đến đâu  cũng có thể được làm lại để phục vụ cho những khán giả của vùng văn hóa khác. 

Kịch bản không phải là cái chính yếu của tác phẩm điện ảnh, mà chỉ là một  thứ đất sét người đạo diễn ném vào khuôn mẫu sáng tạo của mình và nung trong lò gốm để tạo ra các bình gốm khác nhau. Tình trạng ấy đó tạo ra kẽ hở để những tên đạo chích trong điện ảnh có nhiều cơ hội và lý lẽ đạo kịch bản phim và đạo cách thể hiện hình tượng trong phim.

- Đạo kịch bản điện ảnh: Chỉ cần xóa bỏ những câu thoại để không bị ai bắt quả tang chuyện đạo văn khi nghe hai câu thoại giống nhau là người ta có thể đàng hoàng xào xáo các tình huống, tình tiết  với cách thể hiện khác, hoặc đảo ngược lại. Bộ phim “Cái trống thiếc” của đạo diễn Volker Schlondorff xây dựng từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Đức Gunter Grass, với ý tưởng chính là một đứa bé bị ngã trên cầu thang xuống và không thể lớn lên sau đó, mãi mãi sống ở tuổi 12. Kẻ đạo ý tưởng cũng cho nhân vật bị ngã xuống nhưng ngã từ trên cây, và cũng cho nhân vật không lớn lên, nhưng không lớn lên về tinh thần, sống mãi với trí tuệ tuổi thơ. Nếu có ai phát hiện ra thì anh ta có thể biện hộ rằng trong cuộc sống thiếu gì những chi tiết, những cảnh ngộ giống nhau, hay thậm chí đưa ra lý luận như đã từng biện hộ cho phim “Giao lộ định mệnh” rằng đây chỉ là giống nhau về kịch bản, còn tay nghề đạo diễn thể hiện khác nhau.

Đạo cách thể hiện hình tượng điện ảnh: Thực ra, đạo phim theo đúng nghĩa phải là đạo ý tưởng, đạo cách kể chuyện, cách tạo hình và dàn cảnh. Đây là một vấn đề mang tính chuyên môn sâu và phức tạp nên thường người ta chỉ nghi ngờ có chuyện đạo phim khi thấy có hai nhân vật tạo hình giống nhau (phim “Cô dâu đại chiến” và phim “Xin thề anh nói thật”) hay hai đoạn nhạc giống nhau (phim “Vượt qua bến Thượng Hải” và phim “Vết thương lòng” của Trung Quốc). Trên thực tế, kẻ đạo phim có thể thuổng cả cách dàn cảnh, động tác máy hay góc máy mà không mấy khi bị phát hiện. Trước đây dư luận cũng đã xầm xì chuyện một phim truyện VN bắt chước cách dàn cảnh và động tác máy của phim “Bầu trời đến từ tầng thứ tư” (Bungary). Nhưng cho dù điều đó là có thật, thì việc thẩm định cũng hết sức khó khăn, vì  tổ chức chiếu hai bộ phim sản xuất từ hai chục năm trước, trong đó có một phim nước ngoài để so sánh là chuyện rất khó, vì không có phim, vì không ai muốn làm. Nếu có làm chuyện đối chiếu, thì ý kiến của các thành viên Hội đồng giám định chưa hẳn đó giống nhau.

 Phim Xin thề anh nói thật.

Bất cập về xử lý trở thành tiền lệ xấu

Do tính chất đặc biệt của ngôn ngữ điện ảnh và tính phức tạp của sản phẩm điện ảnh nên việc giám định nghi án đạo phim gặp nhiều khó khăn. Nhưng  ngay cả khi Hội đồng Giám định nhất trí về sự giống nhau giữa hai  bộ phim, thỡ việc xử lý vấn đề “đạo phim” cũng giống như việc treo chuông cổ mèo, chẳng ai muốn làm, người ta dễ bỏ lửng, ỉm đi hoặc đá bóng sang nơi khác. Vì thế mà sau khi Hội Điện ảnh tổ chức giám định phim “Giao lộ định mệnh” và có quyết định rõ ràng, vẫn có ý kiến  muốn níu kéo phim này ở lại cuộc thi. Có thể Hội điện ảnh VN có thái độ thận trọng, trân trọng tính đặc thù của sáng tạo điện ảnh, cố gắng gạn đục khơi trong để vinh danh một tác phẩm điện ảnh có tay nghề của một đạo diễn Việt kiều nên chần chừ trong việc loại “bộ phim” ra khỏi danh sách dự thi. Song, về khách quan công luận vẫn coi đó là thái độ tiêu cực, chưa thể hiện kịp thời và đúng mức trách nhiệm bảo vệ môi trường sáng tác của điện ảnh nước nhà. Dư luận muốn các tác phẩm mang nghi án đạo phim rõ ràng không thể tiếp tục được cấp giấy thông hành ngang nhiên đi vào cuộc thi tài của Hội điện ảnh VN.

Cũng có ý kiến cho rằng, sở dĩ Hội điện ảnh hôm nay có thái độ khá thoáng, khá độ lượng với các tác phẩm của Victor Vũ vì trước đây đó từng có tiền lệ lúng túng, nửa vời, nương tay trước những nghi án đạo văn, đạo phim khá rõ ràng. Năm 2005, khi có ý kiến phát hiện hai nghi án đạo phim của cùng một đạo diễn, Hội điện ảnh VN đó lập Hội đồng giám định xem xét và ra văn bản khẳng định rõ có sự trùng hợp cốt truyện, nhân vật chính và ý tưởng của hai bộ phim này với hai tác phẩm nước ngoài, đề nghị Bộ Văn hóa Thông tin xử lý. Nhưng sau đó, Bộ cũng để cho sự việc chìm xuồng. Khi có báo chuẩn bị đưa vấn đề ra trước công luận thì cơ quan có thẩm quyền đó đề nghị bóc đi với lý do tác phẩm này đó nổi tiếng rồi, bới ra sẽ làm ảnh hưởng uy tín của điện ảnh VN.

Phải chăng, nếu trước đây, các nghi án đạo phim được xử lý một cách đàng hoàng, đến nơi đến chốn, thì hôm nay các nghi án đạo phim cũng được nhìn nhận và xử lý nghiêm hơn. Dập vấn đề đi, vô tình hay cố ý  bao che cho người bị dính vào các nghi án đạo phim không những làm cho nghệ sĩ bị án treo suốt đời, mà còn tạo tiền lệ cho sự buông xuôi, thả nổi, làm ngơ trước vấn nạn đạo phim trong xã hội. Việc đó không chỉ gây ảnh hưởng trong phạm vi ngành điện ảnh, mà còn tạo ra những bất công mâu thuẫn trong thái độ của xã hội đối với việc trộm cắp trong các lĩnh vực khác nhau. Trong khi kẻ ăn cắp một bức tranh, một đoạn  thơ, một bài báo, một luận văn khoa học… bị xã hội và các phương tiện thông tin đại chúng lên án, sỉ nhục, tước giải thưởng, danh hiệu, chức danh, thì kẻ đạo phim có vẻ như bất khả xâm phạm. Đó là những vấn đề vượt ra khỏi chuyện đạo phim, trở thành vấn đề đặc quyền đặc lợi xâm hại đến công bằng xã hội. 

 

                                                                             Theo Báo SKĐS

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục