Băng rôn cổ động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII

Băng rôn cổ động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII

Trong những ngày này, ngoài công tác chuyên môn, những câu chuyện nóng hổi nhất của các nhạc sĩ thuộc Hội Âm nhạc TPHCM là xoay quanh các đề tài sáng tác ca khúc cổ động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.

 

Theo định hướng công tác tuyên truyền, cổ động phải đi trước nên Hội Âm nhạc TP, được sự tiếp sức của Sở VHTTDL, đã khởi động chương trình sáng tác đặc biệt này. Các nhạc sĩ tên tuổi tham gia rất nhiệt tình và hăng hái viết nhạc tuyên truyền, cổ động bầu cử như nhạc sĩ Trần Long Ẩn, Nguyễn Ngọc Thiện, Nguyễn Văn Hiên, Tôn Thất Lập, Nguyễn Nam, Phan Hồng Sơn, Thập Nhất, Lê Văn Lộc, Lê Quốc Thắng, Khánh Vinh…

Băng rôn cổ động bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.

Đây là những tác giả sáng tác được nhiều thể loại ca khúc, quan tâm đến thời cuộc, có kiến thức sâu rộng, luôn thể hiện trách nhiệm của người nhạc sĩ với đất nước. Là nhạc sĩ, họ thường gắn bó với các phong trào ở cơ sở nên dễ có nhiều cảm xúc để cho ra đời những tác phẩm hay, đi vào lòng người, được công chúng hưởng ứng. Những lần bầu cử trước đây cho thấy các ca khúc cổ động bầu cử của nhạc sĩ thuộc Hội Âm nhạc TPHCM luôn có sức lay động lòng người và lan tỏa mạnh mẽ.

Có thể nói công tác tuyên truyền bằng âm nhạc cũng là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào sự thành công cho ngày hội của toàn dân. Các nhạc sĩ đã và đang khẩn trương tham khảo tài liệu để hiểu rõ thêm tiêu chuẩn chung của đại biểu Quốc hội cũng như đại biểu Hội đồng nhân dân phải là những người có đủ các tiêu chuẩn theo luật định, coi trọng lòng yêu nước, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, hội đủ tiêu chuẩn phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, trình độ năng lực thực tiễn, bản thân và gia đình gương mẫu được địa phương và nhân dân tín nhiệm… Từ đó nhạc sĩ sẽ sáng tạo nên những tác phẩm hoàn chỉnh để phổ biến rộng rãi, cổ động cử tri phấn khởi thực hiện nghĩa vụ, bổn phận công dân, đi bầu đông đủ, đúng pháp luật, đồng thời tạo khí thế, cổ động mạnh mẽ trong dư luận để ngày bầu cử thật sự là ngày hội của toàn dân.

Theo kinh nghiệm của các nhạc sĩ viết ca khúc cổ động bầu cử, tiết tấu tác phẩm phải sôi nổi, ca từ bài hát mang tính cổ động, đơn giản, dễ nghe, dễ nhớ, dễ hiểu và nội dung phải có sức thuyết phục cao đối với cử tri.

Ngoài ra, liên tục trong những ngày này, tất cả trung tâm văn hóa, quận, huyện, các cơ sở đoàn thanh niên đang chuẩn bị ráo riết nhiều hoạt động cổ vũ, tuyên truyền cho ngày hội non sông như thi tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, tiêu chuẩn đại biểu; biểu diễn sân khấu hóa tiểu phẩm; gặp gỡ các cử tri lần đầu tiên đi bầu, treo băng rôn khẩu hiệu cổ động…

 

                                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục