Trên chuyến xe lửa từ Bắc Kinh đến St Petersburg năm 2006, Liel Leibovitz - hiện đang là giáo sư về khoa học viễn thông tại trường ĐH New York và vợ không thể tin vào mắt mình khi những bức ảnh được chiếu trên truyền hình kể về một chương trình trao đổi học sinh đầu tiên giữa Trung Quốc và Mỹ cách đó 150 năm.

 

Từ bức ảnh chụp những học sinh Trung Quốc mặc áo lụa dài đứng trong khuôn viên trường ĐH Yale vào những năm 1870, ông Liel Leibovitz đã phát hiện ra câu chuyện về 120 chàng trai Trung Quốc đầu tiên đến Mỹ với khát vọng học hỏi những tinh hoa của phương Tây để trở về hiện đại hóa đất nước. Sự kiện này sau đó đã được ông viết thành sách mang tựa đề “Fortunate Sons”.

Cuốn sách không chỉ kể về một câu chuyện hấp dẫn liên quan đến vai trò của giáo dục, mà còn “tái tạo” môi trường mà người Trung Quốc đã sống ở Mỹ cách đây 150 năm. Yung Wing, 19 tuổi, theo một linh mục người Mỹ đến Mỹ năm 1847 và trở thành sinh viên Trung Quốc đầu tiên được ĐH Yale chấp nhận. Sau khi tốt nghiệp trường ĐH Yale vào năm 1854, ông đã đề nghị triều Thanh gửi sinh viên Trung Quốc sang du học. Dưới sự dìu dắt của ông, từ 1872 đến 1876, triều Thanh đã gửi 120 chàng trai, tuổi từ 12 đến 15, đến Mỹ.

Chương trình du học này do chính quyền tài trợ toàn phần, học về cách mạng và nền văn minh cổ đại. 120 chàng trai đã thích nghi rất tốt với cuộc sống mới, học tiếng Anh, cưỡi ngựa, săn bắt... và có người ở lại nghiên cứu đến 15 năm. Có một sự kiện mà ít người biết đến là năm 1876, những du học sinh này được mời đến tham quan Triển lãm Trăm năm ở Philadelphia (một dạng triển lãm giống như World Expo hiện nay). Họ bị cuốn hút vào những công nghệ mới, trong đó có thư điện tín và thậm chí đã được diện kiến Tổng thống Mỹ Ulysses Grant ở đó.

Tuy nhiên, trong khi các chàng trai Trung Hoa đang ở New England, thì các cuộc bạo động và phân biệt chống lại người Trung Quốc bắt đầu bùng phát ở San Francisco. Triều Thanh lo lắng và quyết định đưa họ trở về quê hương vào 1881. Một năm sau cuộc hồi hương này, Mỹ thông qua “Đạo luật Loại trừ người Trung Hoa”, mà theo ông Leibovitz thời kỳ này đã trở thành “một khoảng khắc xấu hổ nhất của lịch sử nước Mỹ”. Leibovitz cho biết, trong những cuốn nhật ký viết bằng tiếng Anh, nhiều chàng trai đã thổ lộ rằng họ luôn luôn cảm thấy có một chút “ngoại quốc” trong họ. Tuy nhiên, trở về quê hương khi đã là những người đàn ông trưởng thành, họ cảm nhận trách nhiệm đối với đất nước là quan trọng hơn hết. Có hai người trong số này từng là quan chức đứng đầu triều Thanh là Tăng Quốc Phiên (Zeng Guofan) và Lý Hồng Chương (Li Hongzhang).

Cùng với Tả Tông Đường, cả ba nhà chỉ huy quân Thanh hiệp sức tái chiếm một cách có hệ thống vùng Trung tâm Trung Quốc. Cả ba đều sử dụng phối hợp súng ống, tàu chiến và luyện quân theo kiểu Tây Phương để đánh bại cuộc nổi loạn Thái Bình Thiên Quốc. Sau này hai ông đều đóng những vai trò quan trọng trong chiến lược hiện đại hóa Trung Quốc và phái bộ phụ trách du học nước ngoài.

Còn chàng trai sinh viên Yung Wing năm xưa nổi tiếng với cuốn tự truyện “My Life in China and America” sau khi về nước cũng đã đảm nhận nhiệm vụ giáo dục hiện đại cho các thế hệ học sinh. Khi đến thăm ngôi trường mang tên Yung Wing, sinh viên Trung Quốc đầu tiên tại ĐH Yale ở Chu Hải, Leibovitz cho biết, ông có cảm giác về một mối liên hệ trực tiếp giữa Yung Wing và học sinh ngày nay, những người đang thực hiện các dự án nghệ thuật và trình bày các kỹ năng siêu máy tính. Chung Mun Yew - thuyền trưởng trong đội chèo thuyền của ĐH Yale, vài năm sau đó đã trở lại Mỹ với tư cách là một nhà ngoại giao…

Leibovitz và cộng sự Miller hy vọng rằng cuốn sách sẽ cung cấp cho người Mỹ một cái nhìn sâu sắc về Trung Quốc giai đoạn cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 để hiểu về một Trung Quốc hiện đại đến từ đâu. Với những người ngoài cuộc, dân tộc Trung Quốc dường như có tham vọng phát triển bằng mọi giá.

 

                                                     Theo SGGP

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục