Các cây bút trẻ đang đứng trước nhiều áp lực.

Các cây bút trẻ đang đứng trước nhiều áp lực.

Chưa bao giờ văn chương trẻ lại đứng trước nhiều áp lực như hiện nay. Ðộc giả và các nhà văn đàn anh đang nhìn về phía họ, đôi khi với ánh mắt dò xét, vừa như mỉa mai, vừa như thương hại. Văn chương trẻ ngày nay đang bị cuốn vào guồng quay của xã hội, đến nỗi họ không có cơ hội để nhìn lại mình, để thấy mình cần phải làm khác đi.

Trong guồng quay... lập danh

Người viết văn trẻ cùng nhập vào guồng quay của sự nổi tiếng, như guồng quay của các người mẫu, diễn viên, ca sĩ. Nhưng dù sao, những người viết văn cũng được đánh giá là ít tai tiếng hơn. Làng giải trí Việt đã có những chiêu PR bằng sex, scandal, bằng những cãi vã kiện tụng rùm beng. Với những người viết văn trẻ, âu cũng chỉ dám đề cập đến những sex, lãnh cảm hay bất lực; thủ dâm hay cuồng loạn vũ trường quán xá; gay, lesbian hay ngoại tình… Nhưng tốc độ lan truyền của văn chương chẳng thể như bão táp, lan nhanh khủng khiếp và ảnh hưởng lớn đến xã hội như những scandal trong làng giải trí. Thêm nữa, người viết trẻ cũng dễ ngộ ra một điều: Nổi tiếng bằng những đường đi tắt sẽ không bền. Đã có những người bị trả giá do cố tạo ra sự nổi tiếng bằng mọi cách. Những ầm ĩ trong làng giải trí, thực sự là những bài học cho người cầm bút trẻ nghĩ ngợi kỹ lưỡng trên con đường lập danh của mình.

Mơ ước nổi tiếng là điều chính đáng của tất cả mọi người, nếu có khả năng. Từ chục năm nay, hàng loạt những cây bút trẻ yêu và khao khát khẳng định con đường nghệ thuật của mình ở thể loại văn chương đã cần mẫn sáng tác, in sách. Ai cũng mong tác phẩm của mình được công chúng đón nhận. Nhiều người trong số đó không chỉ lo mưu sinh, mà còn phải lo làm sao viết cho hay, tác phẩm bán chạy. Cũng có vài cây bút giỏi PR, giới thiệu tác phẩm, tìm “kênh” cho đứa con tinh thần của mình đi vào các tầng lớp bạn đọc, bán được số lượng khá. Còn bình thường, chỉ èo uột mỗi ấn phẩm được in từ 500 - 1.000 bản. Tác giả trẻ ở miền Bắc có Di Li, hai năm nay khá “hot” nhờ những chiến lược PR thành công. Tác phẩm của chị được khá nhiều công ty “săn” và với tiểu thuyết trinh thám Trại hoa đỏ với số lượng được bán ra gần chục nghìn bản, là mơ ước của nhiều người viết văn. Nguyễn Đình Tú - cây bút sung sức, trong 3 năm cho ra đời 3 tiểu thuyết: Nháp, Dị bản, Kín cũng được bạn đọc quan tâm, đón nhận, sách được in nối bản.

Trở lại với cây bút ở miền Nam rất “hot” trong mấy năm qua - Nguyễn Ngọc Tư. Cây bút ăn khách này không chỉ gây xôn xao với truyện Cánh đồng bất tận, tập truyện cùng tên đến nay đã tái bản đến lần thứ 24. Cánh đồng bất tận lại được dựng thành phim cũng thu hút sự quan tâm của công chúng, khi dư luận còn đang bàn tán thì chị cho ra đời tập truyện ngắn Khói trời lộng lẫy cũng được in với số lượng khá. Có lẽ Nguyễn Ngọc Tư, cùng với sự thành công của mình, với những tác phẩm bán chạy là một “hiện tượng” mà nhiều người viết trẻ thèm khát. Có một nhà văn nói rằng, cái lộc của Nguyễn Ngọc Tư quá lớn. Và khi chị càng nổi tiếng thì lộc của chị càng nhiều. Còn những người lẽo đẽo theo văn chương, không có cách nào đó để bứt phá thì dù có nhiều ngày tháng cố cày cục viết chứng tỏ mình, cũng vẫn là một cây bút xoàng xĩnh, chẳng tiếng tăm. Với người viết trẻ ngày nay, việc lập danh có yếu tố thuận lợi là các kênh giới thiệu rất đa dạng, rất nhanh nhưng điều thiệt thòi lại chính là sự nhiễu loạn của truyền thông. Truyền thông như con dao hai lưỡi, có thể phát hiện, hoàn thiện tài năng, nhưng cũng có thể giết chết tài năng. Ai có khả năng tận dụng truyền thông và biết cách thoát ra khỏi ánh hào quang mà nó mang lại, để nhìn lại mình, mới là người viết thông minh.

Văn chương trong ngưỡng cửa thị trường

Đã có gần chục người viết trẻ ở thế hệ tôi mang cái tâm trạng như thế này: Qua rồi cái thời “hữu xạ tự nhiên hương” của tác phẩm văn học. Tác phẩm có “hot”, có bán chạy hay không hiện nay đều nhờ khâu quảng cáo. Biết bao lời giới thiệu có cánh, được tẩm nước hoa xướng lên trên các phương tiện truyền thông. Cũng có những người viết thấy nản lòng và mệt mỏi. Rồi có người phải gồng mình viết theo thị trường, chiều thị hiếu của độc giả, rồi họ cứ cuốn đi theo cái guồng quay đó. Có muốn quay lại, viết khác đi, viết theo ý mình cũng không được. Viết theo ý mình sẽ bị thị trường tẩy chay. Tác phẩm không được xuất bản để đưa ra thị trường cũng là một bi kịch đối với người viết. Vì ở ngoài đời kia, xã hội vẫn đang chóng mặt với các phi vụ kiếm tiền, chinh phục, mưu sinh, thì ở đâu đó, trong những căn phòng nhỏ, những người viết trẻ vẫn dành thời gian cho tiểu thuyết. Mỗi tác phẩm ra đời sẽ lấy đi biết bao thời gian và sức lực. Một nhà văn đã nói thế này: “Giờ vẫn có người trẻ tuổi nhiệt huyết và say sưa với văn chương, cày cục chữ nghĩa, quả là dũng cảm!” Nhưng đó là sự thật. Nhiều người mỗi năm cho ra đời một cuốn, thậm chí vài cuốn sách minh chứng điều đó. Bằng những tác phẩm của mình, người viết trẻ đã lập ngôn, đã chứng minh khả năng và nhiệt tình sáng tạo trong giai đoạn con chữ vẫn chưa được coi trọng ở ngày hôm nay. Vì vậy, xã hội, công chúng cũng nên có cái nhìn thoáng hơn về một thị trường văn chương đương đại.

Sau những người đã ra được vài đầu sách là hàng chục người viết trẻ khác, đặc biệt là những người đang học Khoa Sáng tác - Lý luận - Phê bình Văn học (ĐH Văn hóa) cũng đang phấn đấu hết mình. Nhiều người trong số họ tâm huyết với văn chương, con đường phía trước của họ còn lắm chông gai. Giữa cuộc sống mưu sinh trầy trật này, những người trẻ viết văn càng trầy trật hơn và càng phải cứng rắn để trụ vững với niềm tin và khát vọng văn chương của mình. Họ vừa phải lo viết báo kiếm sống, vừa lo khẳng định mình, đồng thời chờ cái lộc đến với mình. Những người viết trẻ của Khoa Sáng tác - Lý luận - Phê bình Văn học có hoài bão, có khát khao, tuy rằng, mức độ khát khao và hoài bão đã và đang giảm dần theo số khóa sinh viên được tuyển vào. Khóa 9 vừa ra trường, có một cây bút năng nổ như Vũ Thị Huyền Trang, người rất có duyên với các giải thưởng. Truyện của Trang đăng ở nhiều nơi, các giải thưởng của Trang cũng chưa phải là những giải chính thống về văn chương, để chứng minh cho một tài năng. Nhưng nó cho thấy nỗ lực sáng tạo và khao khát lập danh của cây bút nữ này. Tác giả Hoàng Nghĩa, Hoàng Thuấn, Nguyễn Thị Hoa Xuân (Khóa 9); Hoàng Chiến Thắng, Võ Thị Hà (Khóa 10), Phạm Thanh Thúy (Khóa 11)... cũng đang khẳng định mình bằng những tác phẩm đăng tải trên báo chí và những ấn phẩm sách đầu tiên. Họ là lực lượng hùng hậu của văn đàn trẻ hôm nay và sau này. Nhưng điều làm họ lúng túng là nỗi lo cơm áo, cùng với sự đảo lộn của các giá trị. Họ hoang mang giữa văn chương giải trí và văn chương chính thống, cân nhắc giữa chuyện viết theo ý mình hay viết theo nhu cầu thị trường. Và gần đây, nhiều người hiểu ra rằng, viết kiểu gì cũng được, miễn là phải hay.

Rộn ràng niềm vui

Năm 2010, văn chương trẻ đã có những gì? Sự ra đời của hàng loạt tác phẩm đủ để công chúng nhận thấy sự khởi sắc, rộn ràng của văn chương trẻ. Nhiều tác phẩm văn học với nhiều lời khen chê trái chiều cũng làm nên sự ồn ào tuy chưa tạo nên thành công ngoạn mục. Những cuộc đua ngầm, để mỗi người viết tự khám phá, đánh giá khả năng văn chương bản thân là điều rất đáng khích lệ. Những cây bút trẻ vẫn đang viết và có dự định mới. Một vài nhà sách cũng đã “găm” tiểu thuyết của người trẻ, chuẩn bị tung ra thị trường. Chúng ta hy vọng vào những tác giả mới, tác phẩm mới. 
 
                                                                                 Theo Báo SKĐS

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tiết mục cồng chiêng do Đoàn nghệ thuật dân gian các dân tộc Hòa Bình biểu diễn.

Chuyện hi hữu tại LHP Cannes

Ban tổ chức Liên hoan phim Cannes lần 64 đã ra tuyên bố cấm vị đạo diễn nổi tiếng của Đan Mạch Lars von Trier không được đến gần khu vực diễn ra liên hoan trong vòng 100m.

Phim nhảm làm ảnh hưởng đến hình ảnh VN

Phim truyền hình hiện nay không những không bán nổi ra nước ngoài mà còn tạo nên một ảnh méo mó, lệch lạc về Việt Nam.

Người “chơi thời gian”

Những ai mê và sưu tập đồng hồ đều biết đến ông Hoàng Khanh ở Đà Nẵng. Đó là người đã có hàng chục năm gắn bó với hàng trăm chiếc đồng hồ.

Giao lưu văn nghệ chào mừng 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

(HBĐT)- Tối 19/5, trường trung học KT -KT Hoà Bình tổ chức giao lưu văn nghệ chào mừng 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

2020: phục hồi hoàn chỉnh khu vực Đại nội Huế

Kế hoạch trùng tu di tích Huế vừa được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ban hành. Theo đó, đến năm 2020, tất cả những di tích có giá trị tiêu biểu thuộc hệ thống di tích triều Nguyễn tại Huế và vùng phụ cận sẽ được trùng tu phục hồi. Riêng khu vực Đại nội, về cơ bản sẽ phục hồi hoàn nguyên tất cả công trình theo kiến trúc hoàng thành trước đây.

Kênh phát thanh-truyền hình riêng của quân đội

Sáng 19/5, đúng vào dịp kỷ niệm lần thứ 121 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lễ công bố quyết định thành lập Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Trụ sở Bộ Quốc phòng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục