Ngày 22/6, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Cà Mau, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã dự lễ khởi công công trình trùng tu, tôn tạo Khu tưởng niệm Bác Hồ tại Công viên Văn hóa tỉnh, thuộc phường 1, thành phố Cà Mau.
Phát biểu tại lễ khởi công công trình, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết biểu dương Đảng bộ, chính quyền nhân dân tỉnh Cà Mau đã hướng về Bác Hồ kính yêu, vị cha già dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới với tấm lòng kính trọng sâu sắc bằng việc làm, công trình thiết thực.
Lúc sinh thời, Bác Hồ tha thiết muốn vào thăm đồng bào miền Nam ruột thịt. Sau khi Bác mất, đồng bào miền Nam mong muốn ra thăm Lăng Bác, thể hiện tình cảm, tấm lòng của Bác với nhân dân, nhân dân với Bác Hồ.
Nhấn mạnh đây là một công trình có ý nghĩa đặc biệt, Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo địa phương tăng cường công tác quản lý, kiểm tra; chủ đầu tư phải quản lý tốt để công trình thi công nhanh, bảo đảm chất lượng, sớm đưa vào sử dụng; xem đây là nơi giáo dục tốt nhất truyền thống cho thế hệ trẻ hiện tại và mai sau.
Khu tưởng niệm Bác Hồ tại tỉnh Cà Mau là công trình văn hóa lớn, có ý nghĩa rất quan trọng, được thực hiện nhân dịp chào mừng sinh nhật lần thứ 121 của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước.
Khu tưởng niệm Bác Hồ nằm trong quy hoạch tổng thể với diện tích 60.700m2, trong đó không gian tưởng niệm Bác Hồ là 12.000m2.
Công trình do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam tài trợ với tổng kinh phí 30 tỷ đồng./.
Theo TTXVN
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến đời sống văn hoá, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc bản địa Tây Nguyên. Ngoài việc cho khôi phục lại nhiều sinh hoạt văn hoá dân gian, hàng trăm nhà văn hoá cộng đồng (NVHCĐ) cũng đã được đầu tư xây dựng ở hầu khắp các buôn làng Tây Nguyên. Thế nhưng việc quản lý, sử dụng các NVHCĐ hiện nay còn rất lãng phí…
Ngày 21/6, tổ chức phi lợi nhuận Nippon của Nhật Bản đã bán cây đàn violin Stradivarius lừng danh với giá 16 triệu USD tại một phiên đấu giá được tổ chức ở London, Anh.
(HBĐT) - Tối ngày 20/6, phòng VH – TT, Hội Phụ nữ huyện Tân Lạc đã phối hợp với các xã Quy Hậu, Mãn Đức, Tử Nê và thị trấn Mường Khến tổ chức đêm giao lưu văn nghệ chào mừng thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016.
Khi nói đến sự phát triển của một cây bút viết văn hay làm báo nổi tiếng, người ta luôn quan tâm đến thời đại mà tác giả đó sống. Theo giáo sư Hà Minh Đức - vị giáo sư đầu ngành về nghiên cứu văn học và báo chí của nước nhà thì "những thập niên đầu của thế kỷ 20 là thời kỳ hưng thịnh của văn học và của báo chí Việt Nam."
"Đồng nghiệp thân yêu ơi, rồi ai còn ai mất/ Trang viết chắt từ tim sống mãi với muôn đời" - thi sĩ, nhà báo Lê Cảnh Nhạc chia sẻ trong một bài thơ chân thành và tâm huyết được ông viết nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam
Lần đầu tiên trong một dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhà thơ Lưu Trọng Lư, di sản đồ sộ của ông mới được nhìn nhận và đánh giá đúng. Ông không chỉ là một nhà thơ, nhà viết kịch, mà trước hết, ông còn là một nhà văn, một nhà văn từng bị "lãng quên".