Ðoàn kịch II Nhà hát Tuổi trẻ vừa ra mắt chùm hài kịch đặc sắc "Ðời cười 11" với chủ đề "Chạy... chọt" của tác giả Lê Thanh Lê, do NSND Lê Hùng đạo diễn.

Xoay quanh những tình huống bi hài trong đời sống, từ gia đình tới xã hội, chùm hài kịch phê phán "guồng quay" đến chóng mặt của vấn nạn đút lót, hối lộ để mưu cầu những lợi ích riêng trong công việc chung.

"Ðời cười 11" gồm bốn tiểu phẩm, được dàn dựng với phong cách dí dỏm và hài hước, cuốn hút của đạo diễn, NSND Lê Hùng. Tiểu phẩm đầu Chạy... chức được sáng tác dựa trên cảm hứng từ một tình huống hài trong trích đoạn sân khấu chèo truyền thống Việc làng. Nhưng ở đây, lối dàn dựng của đạo diễn và diễn xuất của các nghệ sĩ sân khấu kịch nói đã mang lại cho người xem những nụ cười đầy thâm thúy khi được chứng kiến việc các hương chức ở làng nọ thi nhau chạy chức để lên quan. Hài hước là các hương chức làng đều mắc phải khiếm khuyết, kẻ thì mù, người thì điếc, người lại câm... Với mỗi người là một kiểu "chạy" lạ đời. Thông qua phê phán việc chạy chức, tiểu phẩm đã gióng lên lời cảnh báo về những người không đủ khả năng lãnh đạo mà vẫn háo danh, háo lợi và một ngày nào đó họ được "làm quan" thì điều gì sẽ xảy ra?

Tiểu phẩm thứ hai Chạy... trường lại đề cập về một vấn nạn bức xúc của xã hội hiện nay khi việc xin học cho con đang trở thành một nỗi khổ của không ít gia đình mỗi năm tới dịp... khai trường. Tái hiện cảnh thật bi hài  khi các ông bố, bà mẹ chen nhau xếp hàng, cãi cọ ầm ĩ  từ lúc gà gáy... rạng sáng để nộp đơn xin học cho con vào lớp mầm non vì sợ các cháu không có chỗ đi học. Thậm chí có cả cụ bà 80 tuổi vẫn còn phải đi "chạy điểm" cho chắt của mình được lên lớp. Tiểu phẩm hài thể hiện sự trăn trở về trách nhiệm của xã hội cho một thế hệ  tương lai của đất nước cần được vun đắp trọn vẹn cả về trí tuệ lẫn tâm hồn, chứ không phải chỉ là sự sắp đặt học hành  hình thức.

Một hiện tượng đầy nghịch cảnh, trớ trêu vẫn thường thấy xảy ra trong cuộc sống ở không ít làng quê Việt Nam, khi khách khứa được mời tới dự cùng thời điểm cả đám cưới và đám ma mà người  ta vẫn thường hay gọi là "cưới chạy... tang ".

Tiểu phẩm thứ ba Chạy... cưới đã kể về chuyện như vậy khi một gia đình nhà nọ, có ông nội sắp mất mà cháu trai lại phải cưới vợ ngay vì đã trót "ăn cơm trước kẻng". Những cảnh tượng bi hài tương phản của gia đình nhà trai buộc lòng phải thuê phường bát âm cùng một đám "hiếu, hỷ" thay nhau khi thổi kèn, lúc rước dâu. Ở đây trong tiếng cười còn có cả  niềm xót xa và suy ngẫm thật ý nhị về những hủ tục "ma chay, cưới giỗ".

Tiểu phẩm cuối cùng Chạy... nghèo xoay quanh những tình huống làm biến tướng các chính sách hỗ trợ kinh phí xóa đói, giảm nghèo của Nhà nước nhằm tìm cách ăn chặn các chu cấp về địa phương. Những vị cán bộ lãnh đạo xã, thôn vì lợi ích cục bộ, đã bàn mưu tính kế để tìm mọi cách chạy cho địa phương mình được thuộc diện công nhận là xã nghèo để rồi dẫn tới các kết cục thật bi hài đáng trách.

Phê phán sâu cay mà lại hóm hỉnh và đôi khi trong tiếng cười còn có cả những giọt nước mắt ngậm ngùi, diễn xuất  sinh động của các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Tuổi trẻ đã mang lại tiếng cười sảng khoái cho người xem, đồng thời cũng đọng lại nhiều điều đáng suy nghĩ. Chương trình bắt đầu công diễn từ ngày 5-11 và sẽ biểu diễn tối 13-11 tại Nhà hát

TP Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nhà hát.

 

                                                               Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục