Chữ viết của người Thái đã được nhiều người dân ở thị trấn Mai Châu đọc thông, viết thạo, góp phần bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa của dân tộc mình.

Chữ viết của người Thái đã được nhiều người dân ở thị trấn Mai Châu đọc thông, viết thạo, góp phần bảo tồn, phát huy và phát triển văn hóa của dân tộc mình.

(HBĐT) - Đến Mai Châu những ngày đầu xuân, chúng tôi được nghe các cụ cao niên kể về những câu truyện dân gian được viết bằng chữ Thái đã lưu giữ từ ngàn xưa để lại, từ những bài dân ca đến tập tục cúng trong những ngày lễ, Tết, đám cưới, đám tang... Hỏi đến ông Hà Trung Tín và Vì Văn Dấng không ai không biết đến hai ông.

 

Người dân ở đây nói rằng mỗi ông đều có một tính cách riêng, người thì dành sư ùđam mê cho chữ Thái cổ và người thì dành niềm đam mê cho chữ Thái dùng chung hiện nay. Nhưng hội tụ ở cả hai đó là sự tâm huyết và đam mê muốn lưu truyền chữ Thái cho con cháu, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá của dân tộc mình.

 

Chúng tôi tìm đến nhà ông Hà Trung Tín ở xóm Mỏ, xã Chiềng Châu, ông cho biết: Thế hệ tôi, số người biết đọc, biết viết chữ Thái chỉ đếm trên đầu ngón tay, nếu không truyền lại cho lớp trẻ thì vài chục năm nữa dễ chừng cả vùng này bói không ra người biết đọc, biết viết chữ Thái. ông Tín cho biết thêm, với suy nghĩ đã là người Thái bản địa mà chỉ biết nói, lại không biết viết, trong khi đó sử sách, những câu ca, thành ngữ từ các cuốn văn tự cổ đều bằng chữ Thái thì quả là sự thiệt thòi lớn. ông quyết tâm học, rồi đam mê lúc nào không hay. ông tranh thủ thời gian học sâu, học kỹ hệ thống ngữ âm, ký tự và muốn được mang kiến thức mình có truyền thụ lại cho những ai có tâm muốn học chữ Thái.

 

ông Vì Văn Dấng hiện nay đang là ủy viên Thư ký CLB Bảo tồn phát triển văn hóa Thái Mường Mùn (Mai Châu) thành viên mạng lưới bảo tồn tri thức Thái Việt Nam cũng với một tâm huyết và niềm đam mê muốn lưu truyền, phát triển chữ Thái trong cuộc sống hôm nay. ông cho biết: Cuộc sống hiện nay vẫn cần chữ Thái và chữ Việt cùng tồn tại để người Thái làm công cụ giao tiếp xã hội, trong các cuộc mít tinh, hội họp vẫn dùng khẩu hiệu viết bằng chữ Thái. Mặc dù phong tục tập quán của người Thái có sự đổi mới  theo thời gian, nhất là trong ma chay, cưới hỏi và một số lễ nghi trong đời sống tinh thần. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, ở các tỉnh có người Thái đang có phong trào dạy và học chữ Thái xuất phát từ nhu cầu cộng đồng. ở mỗi địa phương đều có nhóm biên soạn tài liệu học chữ Thái. Tuy vậy, để học được một ngôn ngữ mới, đòi hỏi phải có giáo viên dạy thì mới nghe và hiểu được cách đọc và cách ghép vần của chữ Thái. Trong khi đó, nhiều người muốn học nhưng lại không có điều kiện đến lớp, với tài liệu đã có hiện nay thì không thể tự học được.

 

Trước tình hình trên, nhiệm vụ bảo tồn, phát huy, phát triển văn hoá nghệ thuật của các dân tộc, nhất là bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số, Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCHTư Đảng (khoá VIII) đã chỉ rõ: “Đi đôi với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích thế hệ trẻ là con em đồng bào các dân tộc thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình”. Đồng chí Lò Văn Tuấn, Trưởng Phòng VH-TT huyện Mai Châu cho biết: Để bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc nói chung và bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của người Thái nói riêng, từ khi có chủ trương, định hướng của cấp ủy, chính quyền, nhiều năm qua, huyện Mai Châu đã dành 30 triệu đồng để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn văn hóa chữ viết Thái. Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng các chương trình, kế hoạch lồng ghép với nhiệm vụ chuyên môn, có đầu tư hợp lý, tạo điều kiện để thực hiện các chương trình, kế hoạch, triển khai việc dạy tiếng nói, chữ viết Thái trong các trường phổ thông, các khu dân cư, xóm bản và tổ chức biên soạn và phát hành tài liệu dạy chữ Thái, tiếng Thái cho cán bộ, giáo viên, học sinh và nhân dân.

 

Chữ viết Thái là một ngôn ngữ đặc trưng, một biểu hiện của văn hoá dân tộc Thái. Cho nên lĩnh vực tối ưu để ngôn ngữ dân tộc được bảo tồn và phát triển là việc đưa vào dạy và học tiếng Thái ở các trường PTDTNT để các em học sinh DTTS học tập, phổ cập kiến thức bằng tiếng dân tộc nhằm nâng cao dân trí, bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá dân tộc gắn liền với sự nghiệp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

 

 

                                                                          Quý An

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục