Hội chọi trâu xã Hải Lựu (Sông Lô, Vĩnh Phúc) được tổ chức vào ngày 16, 17 tháng giêng âm lịch hằng năm, thu hút hàng vạn du khách. Đây là một lễ hội văn hóa dân gian cổ xưa, độc đáo, mang nhiều ý nghĩa.

 

Bao nhiêu năm nay, người dân vẫn truyền nhau câu ca:

Dù ai đi đâu, ở đâu

Tháng giêng mười bảy chọi trâu thì về

Dù ai buôn bán trăm nghề

Tháng giêng mười bảy nhớ về chọi trâu

Tương truyền, lễ hội có từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên. Lúc này, nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của Triệu Đà, triều đình nhà Triệu tan rã, thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi Hải Lựu để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, để động viên tinh thần binh sĩ khi thắng trận, thừa tướng Lữ Gia cho mổ trâu khao thưởng quân sĩ, dân làng ăn mừng chiến thắng và đặt ra trò đấu ngưu (chọi trâu) nhằm khích lệ khí thế quân sĩ và người dân. Sau khi Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu tôn vinh thờ ông làm thành hoàng của làng và lễ hội chọi trâu cũng bắt đầu có từ đó.

Hằng năm, cứ đến ngày 16,17 tháng Giêng người dân trong xã lại nô nức tổ chức lễ hội chọi trâu vừa để tưởng nhớ đến công ơn của thừa tướng Lữ Gia vừa là hoạt động văn hóa truyền thống, khích lệ tinh thần người dân địa phương bước vào năm mới. Hội chọi trâu được lưu truyền qua nhiều đời, trở thành một cổ tục truyền thống của địa phương. Lễ hội gián đoạn từ năm 1947 và đến năm 2002 mới được khôi phục lại.

Khác với lễ hội chọi trâu khác, trâu chọi thường do các cá nhân hoặc các xã trong một huyện mua về chăm sóc nuôi dưỡng. Còn ở Hải Lựu các 'ông cầu' được các xóm, thôn, làng, họ tộc, hay các tổ chức cựu chiến binh, người cao tuổi... nuôi dưỡng, huấn luyện. Để có những “ông cầu” phục vụ vào đúng lễ hội, ngay từ đầu năm trước, những người nuôi trâu chọi phải đi khắp các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lào Cai… để tìm mua trâu tốt và huấn luyện theo những phương pháp đặc biệt. Đến tháng 9 âm lịch, các chủ trâu phải làm lễ tấu trình ở vọng đài tưởng niệm tâm linh để kính cáo với thánh thần là trâu được tham gia vào lễ hội. Đến ngày 15 tháng Giêng, tất cả các trâu tham gia thi đấu đều phải làm lễ trước Thành hoàng làng, sau đó được gọi là “ông cầu”.

Các trận chọi trâu ở lễ hội luôn diễn ra đầy kịch tính và hấp dẫn, thu hút hàng vạn người đến xem. Năm nay là cuộc so tài của 28 “ông cầu” được chia thành 14 cặp đấu vòng loại, 14 trâu thắng sẽ tiếp tục tham gia vòng đấu loại thứ hai, bảy trâu thắng sẽ tiếp tục vào vòng ba. Tiếp đó, Ban tổ chức sẽ tổ chức bốc thăm chọn ngẫu nhiên một trâu chờ vào vòng chung kết đấu vòng tròn tranh giải nhất, nhì, ba với ba trâu thắng ở vòng loại thứ ba.

Những làng nào có 'ông cầu' chiến thắng thì năm đó làng gặp nhiều may mắn, mọi người mạnh khỏe, mùa màng bội thu. Dù thắng hay thua, những “ông cầu” sau đó đều được mổ thịt, bán rộng rãi cho người tham dự lễ hội. Điều đó, theo quan niệm sẽ mang đến sự may mắn và sức mạnh trong cả năm.

 

                                                            Theo NhanDan

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục