Sự lựa chọn “Ký ức mùa đông” của Thành Vương thể hiện gu âm nhạc “thuần Việt” của Hội đồng thẩm định, cũng là một sự lựa chọn “an toàn” nhất so với nhiều cách thể hiện mới mẻ, có xu hướng hòa nhập âm nhạc thế giới.

 

Tuy nhiên, so với mặt bằng những bài hát còn lại vốn sàn sàn ngang nhau, Thành Vương ghi điểm nhờ những giai điệu pop ballad ngọt ngào. Có lẽ, Thành Vương nên được nhận thêm giải của Hiệp hội ghi âm - bài hát hứa hẹn là bài hit trên thị trường.  

Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc
Ảnh: Nguyễn Bá Ngọc

Không thực sự có ca khúc nổi bật, nhưng “Bài hát Việt 2011” là bảng màu của những ca khúc trẻ trung, có cá tính. Năm nay cũng thể hiện sự thay đổi trong cơ cấu giải thưởng: Không có giải theo từng thể loại âm nhạc, mà có giải sáng tạo, giải triển vọng, cùng giải của hội đồng báo chí  và hiệp hội ghi âm.

Trong số 16 ca khúc tham gia chung kết 18.2, những bài hát đáng chú ý và gây được ấn tượng đối với các vị khách mời là: “Trả lại cho em” (Dương Cầm), “Con sâu” (Dương Đức Tâm), “Ngôi sao trong đêm” (Tạ Quang Thắng), “Ký ức mùa đông” (Thành Vương), “Nơi ấy có cha” (Phạm Thanh Hà), “Nơi ấy” (Hà Okio), “Đứng yên” (Thái Trinh), “Cây bàng” (Việt Phương - Đức Cường), “Vỏ bọc” (Lưu Thiên Hương).

Biên độ đề tài được mở rộng, các tác giả  trẻ hôm nay không chỉ viết về tình yêu, mà các vấn đề xã hội khác, cách thể hiện mềm mại, không hô hào, có sự xúc động và lắng đọng bên trong, tiết tấu nhanh, lạ  và ca từ tương đối ổn. Trong số đó, “Đứng yên” do Thái Trinh (ảnh) sáng tác và trình bày được xem là ca khúc có ca từ hay nhất, sâu sắc nhất. Ca khúc này cô viết năm 16 tuổi. Thái Trinh là một trong những nhạc sĩ trẻ có triển vọng và có tư chất.

Lạ và sinh động qua tiết tấu, vui tươi và khao khát bay đến tự do  là hình ảnh con sâu hóa bướm mà Hải Yến mang lại trong ca khúc “Con sâu”. Tô Minh Đức cũng khá thành công khi chuyển tải cảm xúc tràn trề trong “Ký ức mùa đông” - ca khúc có đời sống trên mạng ngay khi vừa tung ra bản demo.

Riêng lạ, phong cách hip hop với lối đọc rap vui nhộn có “Cây bàng” của hai bạn trẻ Việt Phương - Đức Cường, tuy ca từ chưa hay, chưa gọn, nhưng phần nào thể hiện đúng tính cách của người trẻ  khi mới vào đời. “Vỏ bọc” của Lưu Thiên Hương dày dặn về kỹ thuật, cũng bật lên được những đối kháng trong tâm thế của con người hiện đại, nơi bị phân thân giữa giá trị thực và giá trị vật chất bủa vây, được Pha Lê trình bày khá hiệu quả.

Ngoài yếu tố ca sĩ trình bày, cũng phải kể thêm phần hoà âm phối khí, trong đó có những tác phẩm có sự hoà quyện giữa nội dung và hoà âm một cách tự nhiên, như “Con sâu”, “Đứng yên” (Thanh Tâm phối khí), “Trả lại cho em” (Dương Cầm), “Vỏ bọc” (Sơn Hải phối) và “Cây bàng”.

Bên cạnh đó, một số bài còn non vẫn được đưa vào chung kết, như “Đi thôi” (Thùy Hoàng Diễm), “Như lời mẹ ru” (Anh Khang)... Lần này, Nguyễn Vĩnh Tiến không làm nên bất ngờ như từng làm với ca khúc “Bà tôi” cách đây nhiều năm, nhưng vẫn bình dị và sâu lắng trong ca khúc “Mẹ tôi và những thị xã vắng”. Bài hát Việt năm nay cũng ghi dấu nhiều tác giả tự trình bày ca khúc của mình và khá thành công như Tạ Quang Thắng, Thái Trinh, Dương Cầm, Đinh Mạnh Ninh.

Tuy nhiên,  khó cho hội đồng nghệ thuật chính là ở chỗ chọn được Bài hát của năm trong số những bài khá đồng đều. Bài hát được khán giả yêu thích nhất có vẻ như đã có chủ vì  “Ký ức mùa đông” vốn dễ nghe, dễ nhớ và giàu  xúc cảm qua giọng ca Tô Minh Đức, hay “Cây bàng” cũng khá sinh động.

Dù ai được giải, ai không, cuộc chơi năm nay đã hoàn thành sứ mệnh của mình, là đúng nghĩa dành cho những người viết trẻ với những bảng màu đa sắc và tràn đầy sức sống, cũng như  đầy hơi thở cuộc sống đương đại.

 

                                                                    Theo Báo Laodong

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục