Thứ bảy, chủ nhật là thời điểm thu hút đông đảo thực khách đến các quán tiết canh, lòng lợn ở TPHB.

Thứ bảy, chủ nhật là thời điểm thu hút đông đảo thực khách đến các quán tiết canh, lòng lợn ở TPHB.

(HBĐT) - Thời bao cấp, ai nấy chỉ mong năm hết, tết đến để có bữa tiết canh, lòng lợn cho đã đời, bởi cái thời tem phiếu, xếp hàng mua lạng thịt bèo nhèo, bìa đậu, vài con cá lạnh, ăn kem kèm phở, ăn “mì không người lái” phải xếp hàng bằng bu gà, viên gạch nên được “ăn tươi” là hiếm hoi lắm với không ít người được thưởng thức một bữa lòng lợn, tiết canh giống như điều gì thật xa xỉ.

 

Cơ chế thị trường, sản xuất hàng hóa phát triển, cung - cầu thuận tiện, đời sống được cải thiện và ngày càng cởi mở hơn nên đãi nhau một bữa tiết canh, lòng lợn trở thành chuyện nhỏ. Dăm bảy năm lại đây, ở TPHB lòng lợn trở thành món khoái khẩu của rất nhiều người. Bạn gần, khách xa, cả Việt kiều và Tây ba lô cũng được chiến hữu dẫn đến các quán tiết canh, lòng lợn để chén tạc, chén thù. Đến những quán nhậu bình dân này, mọi người được hoà vào không khí huyên náo của thực khách được tận hưởng hương hành hăng hăng, vị thơm nồng nàn của hạt dổi, mùi mắm tôm quen quen và hương cay nhè nhẹ của mùi tàu, húng quế, kinh giới, tía tô... đặc biệt, bên bếp lửa rừng rực nồi nước xáo sôi sùng sục, hơi nước bốc nghi ngút, bạn khó cưỡng nổi với hương vị không thể lẫn vào đâu của nội tạng chú ỉn khi đã qua đôi tay của những đầu bếp gia truyền.

 

Đến thành phố Hòa Bình, quán tiết canh, lòng lợn có mặt ở cả xã xa trung tâm nhưng tập trung nhất là ở phường Phương Lâm, Đồng Tiến, Chăm Mát, Tân Thịnh, Hữu Nghị với những biển hiệu mang tên khá ấn tượng như Tĩnh Dung, Cường Thơm, Trần Độ... nhưng có những quán lại gắn liền với những địa danh nghe vừa lạ, vừa quen như “Kho Muối”, “cầu Trắng”, “CLB công nhân”, “cầu Mát”. Các quán tiết canh, lòng lợn ở TPHB mở liên tục các ngày trong tuần nhưng đông hơn cả là vào ngày thứ bảy, chủ nhật ẩm thực ở các món tiết canh, lòng lợn là sản phẩm chính từ nội tạng lợn, đó là lòng già, lòng non, khấu đuôi, tim, gan, lá lách, cuống họng, trễ, tiết, sụn, mỡ lá, sườn non... mà cách chế biến chính là luộc. Tất nhiên, đầu bếp nào cũng có bí quyết riêng của mình và mỗi quán đều có món đặc thù riêng như gan nướng của Long Thắng, dồi của Lê Thành, lòng non của Hà Mai... Đặc biệt, ở thời các loại dịch bệnh như LMLM, H5N1 luôn có nguy cơ bùng phát, món tiết hấp là phát kiến của các chủ quán tiết canh lòng lợn giúp thực khách vơi đi nỗi nhớ món tiết canh đỏ tươi.

 

Để thưởng thức một bữa tiết canh, lòng lợn buổi sáng cũng không có gì đắt đỏ, thậm chí có thể nói là hợp với hầu bao của nhiều người. Nếu hai người, chỉ khoảng 45.000 -50.000 đồng là có đủ cả tiết canh, lòng lợn, cháo và rượu. Bạn cũng có thể đến quán ăn một bát cháo giá 15.000 đồng hay ăn một bát tiết canh cùng một chén rượu giá 20.000 đồng.

 

Đến các quán tiết canh, lòng lợn có đủ các thành phần, lứa tuổi, từ cán bộ, công chức đến lao động tự do. Từ già đến trẻ, nam có, nữ có và tất nhiên đông hơn cả là những tay bợm nhậu. Bởi vậy, có người chỉ đến ngồi 15-20 phút với bát tiết canh, ly rượu, người thì lai rai vài ba tiếng với đủ các món từ “lòng mây”, “chắn sóng” đến gan nướng, cổ hũ và tự bao giờ quán tiết canh lòng lợn trở thành nơi tụ họp của những người đồng niên, đồng tuế, để một nhóm người nào đó bàn bạc công việc hay thư giãn, giải khuây và có cả những người chọn quán lòng lợn, tiết canh để tổ chức sinh nhật. Với cánh áo dài đây cũng là món khoái khẩu, họ cũng tụ tập, gọi đủ món rồi cạch ly, cụng chén rất hể hả. 

 

Ôn ào, huyên náo là đặc trưng của các quán tiết canh, lòng lợn bởi đồ nhắm luôn đồng hành với tửu và đương nhiên là rượu vào lời ra. Vậy là quán ăn sáng trở thành “chợ thông tin” với đủ các thể loại từ đông, tây, kim, cổ, trên trời, dưới nước đến thời sự trong nước, quốc tế rồi giá cả thị trường xăng lên, vàng xuống, chỗ này xảy ra tai nạn giao thông, chỗ kia xảy ra cháy kho, cô kia ngoại tình, chàng kia bỏ vợ... Khi đã ngà ngà, nhiều bợm nhậu còn lỡ mồm, lỡ miệng làm lộ cả bí mật nghiệp vụ, tệ hơn là văng tục, chửi thề. Cá biệt có lần chủ quán mặt tái xanh, tái xám vì thực khách quá chén mà lời qua tiếng lại rồi xô bàn, đạp ghế, cốc, chén, bát đĩa, chai lọ rơi loảng xoảng. Sức cuốn hút của các quán tiết canh lòng lợn khiến không ít nhóm người rồi lai rai rồi thông tầm đến gần trưa lại chuyển sang quán ăn khác để nhậu tiếp. Chả thế, có lần bạn tôi đi ăn sáng ở quán tiết canh lòng lợn mà 8 giờ tối vẫn chưa về được đến nhà.

 

Món tiết canh, lòng lợn được chăm chút, chế biến bằng thực phẩm từ lợn sạch, với tay nghề gia truyền đã để lại ấn tượng tốt đẹp về ẩm thực cho người dân sở tại và du khách khi đến TPHB. Vì vậy, giữ gìn được những nét đẹp, loại trừ và xóa bỏ những thói hư, tật xấu trong sinh hoạt và cuộc sống đời thường thì các quán tiết canh, lòng lợn ở TPHB vẫn là điểm đến khá hấp dẫn của tất cả mọi người.

  

 

 

                                                                 Đức Phượng

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục