Nghệ nhân Rơ Chăm Tý hướng dẫn cách làm đàn.

Nghệ nhân Rơ Chăm Tý hướng dẫn cách làm đàn.

Với khả năng thẩm âm xuất sắc, Rơ Chăm Tý vừa chơi đàn hay, vừa rất giỏi chỉnh sửa, cũng như làm nhạc cụ truyền thống của Tây Nguyên. Đặc biệt, Rơ Chăm Tý luôn khao khát đưa âm nhạc Tây Nguyên đến khắp nơi.

Men theo giai điệu ngọt ngào của ca khúc “Tháng ba Tây Nguyên”, chúng tôi về với buôn Plei Choet (Pleiku, tỉnh Gia Lai) vào buổi chiều đầu tiên của tháng ba. Nắng sánh vàng trên vùng đất đỏ bazan xanh mướt cây trái, tạo nên một bức tranh thiên nhiên cực kỳ lộng lẫy. Ngôi làng nằm sâu cuối con đường nhỏ, ngoắt nghéo, chen lẫn giữa những tán cây rừng. Chưa hết trầm trồ trước vẻ đẹp Tây Nguyên, chúng tôi đã lại ngỡ ngàng khi vừa bước vào cổng một ngôi nhà, đã được thưởng thức vũ điệu Xoang nổi tiếng với những âm hưởng rộn ràng, quyến rũ của các nhạc cụ Tây Nguyên.

Trong những bộ trang phục truyền thống, những người đàn ông Gia Rai ở nhiều lứa tuổi đang hòa tấu bản nhạc “Đón khách” tưng bừng. Tiếng đàn Trưng thánh thót, tiếng đàn Prongput ấm áp, tiếng đàn Goong độc đáo hòa vào tiếng trống bập bùng, tiếng chiêng vang vang, rộn ràng nâng bước chân những người phụ nữ đang nắm tay nhau trong điệu Xoang uyển chuyển. Sức thu hút đến mức, nhiều người trong đoàn lập tức nắm tay những người phụ nữ, bước theo tiếng đàn.

Chúng tôi còn hết sức ngạc nhiên khi trong đội múa Xoang không chỉ có các cô gái ở tuổi cập kê, mà có cả những người phụ nữ đã lớn tuổi và những cô bé mới lên ba, lên bảy, đều chân trần nhún nhảy đung đưa. Sau điệu múa tưng bừng đón khách, mọi người lại ai vào việc nấy. Những người phụ nữ dệt vải, các cô gái se chỉ, vót nan tre, phụ giúp người lớn. Những người đàn ông lại cắm cúi bên những cây lồ ô một cách thành thạo.

Ông Phạm Xuân Vũ, Giám đốc Sở VH,TT&DL Gia Lai cho biết: Đây là nơi còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Gia Rai. Người có công lớn chính là Rơ Chăm Tý, nghệ nhân giỏi nhất ở tỉnh Gia Lai, cũng như của vùng đất Tây Nguyên hiện nay. Với khả năng thẩm âm xuất sắc, Rơ Chăm Tý vừa chơi đàn hay, vừa rất giỏi chỉnh sửa, cũng như làm nhạc cụ truyền thống của Tây Nguyên. Đặc biệt, Rơ Chăm Tý luôn khao khát đưa âm nhạc Tây Nguyên đến khắp nơi.

Hóa ra, người đàn ông chừng hơn 40 tuổi vừa chơi đàn Trưng và giờ đang ngồi tỉ mẩn vót những thanh lồ ô kia, chính là nghệ nhân Rơ Chăm Tý. Anh bảo, ngay từ nhỏ, âm thanh quyến rũ của cồng chiêng, của đàn Trưng, đàn Krongput đã mê đắm anh. Đến mức, anh mượn một cây đàn về chơi thử, nhưng khi bị đòi lại thì lăn ra khóc vì tiếc. Ngày ngày, Rơ Chăm Tý cứ đến bên ông già mù tên là Vôm trong làng Zup, xã Eađê, xem ông làm các nhạc cụ, rồi bắt chước. 12 tuổi, anh đã biết tìm cây lồ ô để làm cây đàn Trưng, đàn Goong như ý và biến nó thành bạn tri âm, gửi gắm tâm tư, tình cảm của mình. Ban đầu, Rơ Chăm Tý chơi đàn chỉ để thỏa niềm say mê, nhưng những âm thanh ngọt ngào ấy dần làm rung động trái tim nhiều người, nên anh thường được mời đi biểu diễn những dịp lễ hội trong làng.

Sau thời gian dài trong quân ngũ, niềm yêu với âm nhạc dân tộc càng trở nên mạnh mẽ. Anh đã có mặt ở nhiều liên hoan, hội thi toàn quốc và đã được trao tới 12 huy chương Vàng, chưa kể huy chương Bạc. Rơ Chăm Tý kể, đầu tiên, anh chỉ làm một đàn cho mình, nhưng sau mỗi lần xem anh biểu diễn, nhiều người cứ muốn mua các nhạc cụ của anh. Thấy nhiều người yêu thích nhạc cụ Tây Nguyên, anh thấy đây là cơ hội để giới thiệu văn hóa Tây Nguyên, nên làm thêm nhiều cái, rồi cùng người bạn thân ở buôn Plei Choet mở một xưởng nhạc cụ nhỏ. Dần dà, xưởng này đã thu hút khá đông người đam mê âm nhạc truyền thống, từ Ksor Quynh mới 18 tuổi đến Rlan Chay đã 52 tuổi. Rơ Chăm Tý hướng dẫn họ làm những cây đàn Trưng, đàn Krongput, đàn Goong và cả những chiếc chuông gió vốn treo trên nương để xua đuổi chim chóc, nay cũng trở thành một nhạc cụ được ưa chuộng vv… Những người phụ nữ Gia Rai như chị Kpă HNí cùng các cô gái đến đây se sợi, dệt vải, khôi phục nghề dệt. Lúc rảnh rỗi, họ cùng nhau hòa tấu và cùng uyển chuyển trong điệu Xoang mềm mại, hấp dẫn.

Rơ Chăm Tý cho biết: Để làm được một nhạc cụ, rất khó và rất lâu. Phải lên tận rừng Yaly cách làng hơn 50 cây số, ở đó cả tuần để tìm lồ ô. Cây lồ ô làm được đàn phải là cây đã có 2 em (tức 2 chiếc măng bên cạnh), khoảng 3 năm tuổi, vì già quá sẽ bị nứt, còn non quá sẽ bị héo. Sau đó mang về ngâm bùn 3 tháng. Khi đã làm xong nhạc cụ, lại phải hun trên gác bếp, hoặc luộc, để chống mối mọt. Mỗi tháng, anh và khoảng 10 người chỉ làm được chừng 50 chiếc. Mỗi chiếc đàn, phải qua nhiều công đoạn cầu kỳ, thế nhưng, giá bán lại rất rẻ. Một cây đàn Trưng hay đàn Goong anh thường biểu diễn, chỉ có 500.000 đồng; đàn Trưng mô hình của Rơ Chăm Tý gõ rất hay và đúng nhạc, khác với các đàn mô hình khác chỉ để trưng bày, mà chỉ có 80.000đ.

Thấy chúng tôi ngạc nhiên, Rơ Chăm Tý cười thật hiền: Có chỗ để làm nhạc cụ là mình vui rồi. Vì để những người yêu thích âm nhạc Tây Nguyên giao lưu và truyền lại tình yêu ấy cho bọn trẻ. Ở xưởng này, có nhiều thế hệ vừa làm các loại đàn, vừa múa Xoang. Mong muốn của mình chỉ là ngày càng có nhiều người biết đến các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên. Đó cũng là cách để nối dài di sản Tây Nguyên.

TS. Nguyễn Thị Kim Vân, Trưởng phòng Di sản (Sở VH,TT&DL Gia Lai) cho biết: Nghệ nhân Rơ Chăm Tý là vốn quý không chỉ của Gia Lai, mà còn của cả Tây Nguyên. Vì hiện ở Tây Nguyên còn rất ít người làm nhạc cụ dân tộc, càng không có người sống bằng nghề này như Rơ Chăm Tý. Đánh giá cao tấm lòng của Rơ Chăm Tý trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, Nhà nước đã đầu tư cho anh ngôi nhà để chứa vật liệu, tạo điều kiện để nghệ nhân được giao lưu, giới thiệu âm nhạc Tây Nguyên ở nhiều tỉnh, đồng thời đưa các đoàn khách đến đây tham quan, mua sản phẩm, giới thiệu giá trị to lớn của các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên. Sở VH,TT&DL đã làm hồ sơ để Bộ VH, TT&DL, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận danh hiệu Nghệ nhân dân gian cho Rơ Chăm Tý.

 

                                                                    Theo Báo CAND

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục