Lớp múa- Nhà thiếu nhi tỉnh thường xuyên chiêu sinh mở lớp dạy năng khiếu cho thiếu nhi trên địa bàn.

Lớp múa- Nhà thiếu nhi tỉnh thường xuyên chiêu sinh mở lớp dạy năng khiếu cho thiếu nhi trên địa bàn.

(HBĐT) - Giúp trẻ làm quen với làn điệu dân ca, âm thanh của chiêng, cồng từ đó thêm yêu dân tộc mình là một trong những đề án đang được phòng VH- TT thành phố Hòa Bình, Nhà thiếu nhi tỉnh phối hợp với các trường học trên địa bàn triển khai, nhân rộng với nỗ lực bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Mường.

 

Trường THCS xã Sủ Ngòi và THCS xã Dân Chủ là hai điểm trường được chọn thí điểm tổ chức thực hiện mô hình bởi ở đây học sinh người dân tộc thiểu số chiếm số đông. Cô giáo Tạ Thị Loan - Hiệu trưởng trường THCS Dân Chủ cho biết: “Từ lâu, âm thanh của tiếng cồng, tiếng chiêng đã hòa cùng nhịp thở của người dân bản Mường, là một phần hồn Mường. Tự hào là vậy nhưng để đưa văn hóa cồng chiêng vào giảng dạy trong trường học là điều nhà trường chưa từng nghĩ tới. Năm 2006, khi đề án được triển khai, cấp ủy, chính quyền và đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường rất phấn khởi, dốc sức ủng hộ, tham gia động viên các em theo học vào thời gian học phụ đạo mỗi tuần.

 

Không có nguồn kinh phí hỗ trợ, thiếu cả giáo viên giảng dạy, nghệ nhân am hiểu cồng chiêng nhưng với lòng say mê, nhiệt thành truyền thụ, các lớp học đã được duy trì trong suốt thời gian các em học ở trường. Không nằm trong chương trình giảng dạy chính khóa nhưng lớp học cồng chiêng lại thu hút được nhiều em nhỏ theo học vào cuối buổi chiều các ngày học trong  tuần. Dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô ở nhà thiếu nhi tỉnh, các em đã học, dần thuần thục các nhịp, nốt, làn điệu, âm hưởng cồng chiêng. Với những nốt, làn điệu khó, các em mạnh dạn trao đổi, nắm bắt. Ngoài ra, mỗi em cũng chủ động tìm hiểu văn hóa cồng chiêng từ thực tiễn, qua ông bà, cha mẹ.

 

Ông Ngô Đình Lừu, Giám đốc Nhà thiếu nhi tỉnh khẳng định: cồng chiêng là môn học khó. Nếu các em không có lòng say mê, tìm tòi, tích lũy kiến thức và kiên trì thì sẽ không thể theo đuổi đến cùng. Bởi vậy, để duy trì lớp học, cả thầy và trò phải cùng nỗ lực, khắc phục khó khăn. Gần 6 năm qua, duy trì việc mở lớp đều đặn ở các nhà trường đã cơ bản phổ cập, đào tạo kỹ thuật trình tấu cồng chiêng cho hàng trăm em nhỏ độ tuổi 13 - 15.

 

Em Bùi Thị Quyên - học sinh tham gia lớp học cồng chiêng chia sẻ: Em rất vui khi được tham gia lớp học cồng chiêng được tổ chức tại trường, lớp học đã giúp em có thêm nhiều hiểu biết về nét đẹp văn hóa của dân tộc mình. Lớp học hiện nay duy trì với tất cả 16 bạn. Chúng em thường xuyên tham gia biểu diễn văn nghệ cồng chiêng trong các hoạt động văn hóa do nhà trường, thành phố và tỉnh tổ chức với những bài cồng chiêng đặc sắc như: chào đón khách, mừng lễ hội. Đây cũng là dịp để chúng em cọ xát, trau dồi kiến thức, kỹ thuật đánh cồng chiêng.

 

 Bên cạnh việc mở lớp học văn hóa cồng chiêng, Nhà thiếu nhi tỉnh đưa vào giảng dạy những bài hát ru của dân tộc Mường, những điệu múa của các dân tộc thiểu số khác. Bình quân mỗi lớp học có trên, dưới 20 em nhỏ tham gia. Các lớp dạy múa, vẽ, đàn, vi tính, bóng bàn, công tác đội tạo cũng là hoạt động được Nhà thiếu nhi duy trì đều đặn, tạo sân chơi lý thú, bổ ích cho các em… Hàng năm, Nhà thiếu nhi còn phối hợp với Đài PT- TH tỉnh tổ chức liên hoan tiếng hát dân ca, tiếng hát măng non, dân ca, nhằm mục đích bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, giúp các em phát triển tài năng.

 

 

 

                            Huyền Trang

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục