Già làng đánh trống trong lễ hội cồng chiêng (ảnh trái)

Già làng đánh trống trong lễ hội cồng chiêng (ảnh trái)

Lần đầu tiên, tại Festival Huế, đạo diễn Lê Quý Dương đưa vào lễ hội trống và các nhạc cụ gõ, với chủ đề “Âm vang hào khí Việt” trong đêm khai mạc 10.4 và khép lại bằng “Tiếng trống đưa em đến trường” tối 14.4 tại Quảng trường Nghinh Lương Đình. Điều bất ngờ ở đây chính là mục đích giản dị của lễ hội - làm sao để đưa tiếng trống mang hào khí cha ông vào các trường học.

 

Vì sao anh đưa lễ hội trống vào Festival Huế lần này? Phải chăng là để “khoe” di sản của tiền nhân với du khách nước ngoài?

- Lễ hội trống và các nhạc cụ gõ là mong muốn thử nghiệm một hình thức lễ hội có sự kết hợp hài hòa giữa các hiệu ứng thính giác, thị giác và cảm xúc cộng đồng. Nhưng mục đích chính vẫn là chương trình “Tiếng trống đón em đến trường” mà Cty TNHH Lê Quý Dương đang thực hiện, nhằm quyên góp trống cho các trường THCS và THPT trên cả nước.

Tôi đã đi nhiều nơi và thấy các trường vùng xa vẫn còn sử dụng kẻng từ vỏ bom, vành xe... thay cho trống hiệu. Lại liên hệ đến việc học sinh nông thôn bỏ học ngày càng nhiều. Lý do chính là vì nghèo đói, nhưng cũng có một lý do  nữa, là nhà trường  chưa đủ sức hấp dẫn để níu giữ các em. Ngày xưa, tiếng trống giữ vai trò không nhỏ gắn với thời đi học, nên  tôi tự hỏi,  liệu tiếng trống cũng sẽ giúp các em học tập vui vẻ và kích thích tinh thần ham học lên chăng. Tôi còn mong vận động được Bộ GDĐT, để làm sao cùng giờ, cùng ngày khai giảng, cả nước đồng loạt vang lên tiếng trống trường  rộn rã, khí thế. Bởi trong mỗi tiếng trống sẽ là hồn vía,  hào khí của dân tộc ta, từ tiếng trống đồng dựng nước và mở nước, tiếng trống trận Mê Linh, tiếng trống trận Tây Sơn, tiếng trống tuồng, trống chèo, trống hội cho tới tiếng trống lễ, trống Chăm, tiếng trống trong nhã nhạc cung đình Huế, tiếng trống và cồng chiêng Tây Nguyên... Không phải là “khoe” di sản, mà chính là từ những giá trị  di sản có trong tiếng trống,  chúng tôi muốn làm sống dậy việc khích lệ tinh thần đi học của trẻ em. Hay nói cách khác,  tiếng trống di sản tiếp sức, hỗ trợ  cho thế hệ của tương lai.

Nghệ sĩ Đức Dậu - người sưu tầm bộ trống cổ quý hiếm - sẽ cùng nhóm nhạc gõ Phù Đổng biểu diễn tại Festival Huế.    Ảnh: N.Đ
Nghệ sĩ Đức Dậu - người sưu tầm bộ trống cổ quý hiếm - sẽ cùng nhóm nhạc gõ Phù Đổng biểu diễn tại Festival Huế. Ảnh: N.Đ

Câu chuyện tiếng trống của anh có thể dẫn người nghe làm một cuộc hành trình đi khắp VN qua những âm thanh hào sảng. Song phải có người dẫn chuyện, có đường dây xuyên suốt hành trình đó. Anh có thể nói thêm về điều này?

- MC sẽ dẫn chuyện từ đặc trưng tiếng trống từng vùng miền, khởi đầu từ tiếng trống của Hội cổ vật Thanh Hóa, cho đến tiếng trống trong nhã nhạc cung đình Huế, tiếng trống, cồng chiêng Tây Nguyên, trống trận Tây Sơn, rồi đến tiếng trống của vùng đất Nam Bộ qua nhóm nhạc gõ Phù Đổng, cuối cùng là  trống lân...

Thay vì thiết kế một sân khấu lớn cho khán giả ngồi bị động thưởng thức nối tiếp các tiết mục, chương trình sẽ chia không gian thành 5 cụm sân khấu đồng thời biểu diễn cho từng đoàn trống, có các bảng giới thiệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh từng loại hình trống và các nhạc cụ gõ cho mỗi cụm. Để khai thác sâu hơn nữa cảm xúc và hiệu quả cộng đồng, tại mỗi cụm sân khấu biểu diễn, sau mỗi lần biểu diễn tiết mục, các nghệ sĩ trống sẽ vừa nghỉ lấy sức, vừa giao lưu, kể chuyện, trả lời các câu hỏi và có thể dạy trống cho các khán giả yêu thích. Đặc biệt, trong khuôn viên của quảng trường Nghinh Lương Đình, giàn trống sấm Cửu Long gồm 9 chiếc và 50 trống hội sẽ được sắp đặt thành một tổng thể mỹ thuật độc đáo và ấn tượng.  Trong đêm bế mạc, Cty Lê Quý Dương sẽ trao tặng 100 trống trường đầu tiên trị giá 500 triệu đồng cho 50 trường THCS tại Huế và 50 trường THCS tại Bến Tre.    

 

                                                    Theo LaoDong

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục