Việc Hòa Bình Phật Quang tự tổ chức lễ Vu Lan đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của phật tử trong và ngoài tỉnh.

Việc Hòa Bình Phật Quang tự tổ chức lễ Vu Lan đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh của phật tử trong và ngoài tỉnh.

(HBĐT) - “Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ cha công dưỡng dục Mùa báo hiếu bùi ngùi thương mẹ đức cù lao” Nếu ai may mắn còn mẹ, còn cha hãy vui lên và cài lên ngực áo cha mẹ một bông hồng. Nụ hồng thơm tươi nhắc nhở ta phải nhớ về nguồn cội bởi nó như dòng máu cha mẹ đang chảy trong tim ta. Xin hãy giữ mãi đoá hồng đừng để nhạt phai, đừng bao giờ dù chỉ một lần làm buồn lòng cha mẹ. Còn nếu ai bất hạnh đã mất mẹ, mất cha, xin lặng lẽ cài lên ngực áo mình đoá hoa hồng trinh trắng và hướng nguyện về người bằng tất cả tấm lòng thành kính….

 

Trên sân đền thượng của chùa Hoà Bình Phật Quang (tổ 13, phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình) một chiều rằm tháng bảy, hàng ngàn mái đầu bạc lẫn đầu xanh đã lặng đi vì xúc động khi Đại đức Thích Đức Nguyên - uỷ viên Hội đồng trị sự T.ư Giáo hội phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Hoà Bình Phật Quang thuyết giảng về ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan. Từng lời thuyết giảng của thầy đầm ấm, chậm rãi, đi vào lòng người: “Làm người hiện hữu trên cõi đời, ai trong tất cả chúng ta đều may mắn vì có cha, có mẹ. Cha mẹ đã chắt chiu, chờ đợi từng phút giây, tháng ngày từ khi ta còn trong thai nghén và nâng niu nuôi ta khôn lớn từng ngày. Có cha, ta luôn nhận được sự vững mạnh, bao dung chở che và nâng đỡ. Có mẹ, ta thấy mình được lớn dần lên trong tình yêu cuộc sống. Cha tiếp cho ta ý chí và niềm tin vượt qua gian nan, sóng gió; mẹ cho ta cả tình nồng ấm, chở che trên vạn nẻo thời gian. Ngày đi vội mà cõi lòng mẹ cha mãi còn cùng năm tháng!”.

 

    

        Hàng ngàn Phật tử tham dự ngày lễ Vu Lan do Hoà Bình Phật Quang tự tổ chức.

 

 

 

    

      Ngày lễ Vu Lan được Hoà Bình Phật Quang tự tổ chức trang trọng, thành kính.

 

 

 

      

      Lặng lẽ cài hồng trắng và hướng nguyện về người.

 

Xã hội dù có đổi thay thế nào thì tình yêu cha mẹ dành cho con vẫn vẹn nguyên như lúc mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành. “vật đổi sao dời” thì đạo hiếu vẫn là nền tảng đạo đức của gia đình mà không gì có thể thay thế….

 

Như uống trọn từng lời thuyết giảng của thầy, hàng nghìn Phật tử lặng lẽ nhớ về cha mẹ, hồi tưởng về những gian nan mà cha mẹ đã phải trải qua để nuôi ta khôn lớn thành người. Những giọt nước mắt của lòng hiếu kính, sự biết ơn, nỗi nhớ nhung và cả những giọt nước mắt hối hận…lăn dài trên khuôn mặt những người tham gia buổi lễ.

 

Xúc động cài lên ngực áo mình bông hoa hồng trắng, cô Phạm Thị Lan (tổ 15, phường Tân Thịnh, thành phố Hoà Bình) xúc động chia sẻ: “Cả cha và mẹ tôi đều đã không còn nữa. Khi ông bà còn sống, con cái mải mê bận rộn với công việc làm ăn, không có thời gian chăm sóc, phụng dưỡng, chỉ lo được cho ông bà về vật chất mà không chăm lo được tinh thần. Bây giờ khi các cụ đã mất đi rồi, ngẫm nghĩ mới thấy xót xa, ân hận. Hàng năm, vào dịp rằm tháng bảy cả gia đình vợ chồng con cái tôi lại lên chùa sám hối, tụng kinh cầu siêu, làm nhiều việc thiện để hướng công đức cho cha mẹ, ông, bà tổ tiên”.

 

Trao đổi về một số vấn đề xung quanh ngày lễ vu lan, Đại đức Thích Đức Nguyên cho biết: “Lễ Vu Lan cùng với Phật Đản là 2 lễ hội lớn nhất của Phật giáo. Phật giáo không chỉ dành một ngày, một tháng mà hơn hết dành cả một mùa vu lan báo biếu để thể hiện tinh thần tri ân và báo ân, đề cao lòng hiếu kính của con người đối với các đấng sinh thành, tổ tiên, của người con đối với quê hương, đất nước. Mỗi người ai cũng có cha, có mẹ. Nhắc tới cha mẹ, trong lòng mỗi người lại trào lên niềm xúc động rưng rưng. Hàng năm vào dịp rằm tháng bảy, Ban đại diện Phật giáo thành phố Hoà Bình, chùa Hoà Bình Phật Quang đều tổ chức ngày lễ vu lan với nhiều hoạt động ý nghĩa như: tổ chức lễ cài hoa hồng, liên hoan văn nghệ ngày vu lan hát về công cha, nghĩa mẹ, nêu tấm gương hiếu hạnh trong lịch sử, tặng quà cha mẹ nhân mùa vu lan, viết ước nguyện cho cha mẹ lên lá bồ đề….Việc tổ chức lễ Vu Lan không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh mà còn là một cách hoằng pháp về lòng hiếu thảo cho phật tử hiệu quả và hợp lòng người nhất”.

 

Với tinh thần báo hiếu thấm đẫm giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, mùa vu lan đã vượt ra ngoài một lễ hội tôn giáo để trở thành nền tảng đạo đức, nét sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng cao đẹp của cả dân tộc. Tham dự ngày lễ Vu Lan do Hoà Bình Phật Quang tự tổ chức, ngoài các phật tử cao tuổi còn có rất nhiều Phật tử trẻ; các em học sinh cấp tiểu học, THCS trên địa bàn thành phố Hoà Bình. Không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, sang hèn, trước Đức Phật từ bi, tất cả mọi người đều sống bằng tâm thiện, chăm chú lắng nghe và thấm nhuần từng lời thuyết giảng. Sau những nghi lễ được diễn ra tuần tự, trang trọng, ý nghĩa, buổi lễ vu lan kết thúc khi chiều buông, mặt trời đã khuất sau dãy núi.

 

Trời đã sang thu, gió sông Đà thổi lên mát rượi, hàng ngàn phật tử thong thả xuôi dốc rời chùa và tâm nguyện với những lời thuyết giảng vang vọng đầy ý nghĩa của đại đức trụ trì nhà chùa: “Cách chúng ta đền ơn, trả hiếu trọn vẹn nhất đó chính là con người phải cố gắng tu nhân, tích đức, làm nhiều việc lành. Là người Phật tử phải hiểu đạo và thể hiện đúng tinh thần từ bi trí tuệ của người học Phật. Bản thân phải hiểu rõ ý nghĩa ngày Vu Lan để có thể giảng giải ý nghĩa cao đẹp của ngày vu lan cho người thân, bạn bè. Mỗi chúng ta phải là tấm gương sáng về lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ. Cần giáo dục con cháu biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết thờ cúng tổ tiên và làm nhiều việc thiện vào dịp lễ Vu Lan”.

                                                                                  

 

                                                  Dương Liễu

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục