Cán bộ Sở VH-TT&DL tổ chức kiểm kê mo Mường trên địa bàn huyện Lương Sơn.

Cán bộ Sở VH-TT&DL tổ chức kiểm kê mo Mường trên địa bàn huyện Lương Sơn.

(HBĐT) - Mo Mường là giá trị văn hóa phi vật thể quý báu của người Mường Hòa Bình. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khóa VIII), tỉnh ta đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của di sản mo Mường.

 

Mo Mường - giá trị đã được khẳng định

          

Mo Mường là nét văn hóa đặc sắc có từ lâu đời trong đời sống người Mường Hòa Bình. Cách đây hàng trăm năm, từ thời Pháp thuộc, việc nghiên cứu mo Mường đã được bắt đầu tiến hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Cùng với thời gian, nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu về mo Mường đã mang lại cái nhìn ngày càng đầy đủ, khoa học về giá trị văn hóa, sản phẩm văn hóa của mo Mường. Thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 ( khóa VIII) về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp cụ thể xây dựng, ban hành quy chế bảo tồn và phát huy các giá trị di tích, danh thắng; phát huy các giá trị văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho thực hiện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, phải kể đến ấn phẩm “Mo Mường” được sưu tầm, biên soạn và xuất bản gần đây là một công trình có giá trị trong công cuộc bảo tồn bản sắc văn hoá. Tuy vậy, ấn phẩm này với mục đích phục dựng sưu tầm 12 đêm mo tang lễ của người Mường mới chỉ thực hiện ở Mường Bi (Tân Lạc). Mo Mường cần được nhìn nhận và nghiên cứu một cách bài bản và khoa học hơn. Đến nay, việc nguyên cứu chưa thực sự trọn vẹn, bởi việc sưu tầm thành văn bản lời mo và môi trường không gian diễn xướng mo vẫn đang dang dở, chưa có đủ bản mo trọn vẹn của các Mường . Do đó, việc kiểm kê, tổ chức sưu tầm di sản mo Mường là yêu cầu bức thiết. Đó cũng là một trong những lý do Sở VH-TT&DL thực hiện Đề tài “Kiểm kê di sản mo Mường tỉnh Hoà Bình năm 2012”.        

           

Lập hồ sơ mo Mường là di sản văn hóa quốc gia

 

Tham gia cùng đoàn kiểm kê di sản mo Mường tại Mường Động (Kim Bôi) mới hiểu được tâm huyết của những người làm công tác văn hóa và các ông mo đối với việc bảo tồn và lưu giữu văn hóa truyền thống của dân tộc. Ông Bùi Văn Kệng, xã Cuối Hạ đã làm mo được hơn 30 năm và là mo uy tín trên địa bàn xã. Ông Kệng tâm sự: Khi biết ngành Văn hóa có chủ trương bảo tồn di sản văn hóa mo Mường tôi rất mừng. So với trước kia, số lượng ông mo đã giảm hơn rất nhiều. Nội dung mo theo thời gian cũng giản lược bớt cho phù hợp với thời kỳ mới và chủ trương của Đảng, Nhà nước về việc cưới, việc tang. Hơn nữa, những người làm mo chúng tôi hầu hết đã có tuổi cũng muốn truyền nghề cho thế hệ sau nhưng rất khó vì không phải ai cũng theo được. Việc kiểm kê, sưu tầm lại mo Mường một cách đầy đủ sẽ giúp thế hệ mai sau bảo tồn, phát huy truyền thống độc đáo riêng có của người Mường Hòa Bình.

 

Ông Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ Văn hoá (Sở VH-TT&DL) cho biết: Từ tháng 6/2012, Sở VH-TT&DL bắt đầu tổ chức thực hiện kiểm kê di sản văn hoá phi vật thể mo Mường với mục đích thông qua kết quả này sẽ xây dựng phương án sưu tầm, bảo tồn, gìn giữ, phát huy và tổ chức phục dựng một số di sản văn hoá phi vật thể đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh đang có nguy cơ mai một. Tiến tới làm cơ sở lập hồ sơ di sản văn hoá các dân tộc tỉnh Hoà Bình trình UBND tỉnh quyết định quản lý, tổ chức lựa chọn di sản văn hoá tiêu biểu lập hồ sơ trình Bộ VH-TT&DL công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia và UNESCO công nhận di sản văn hoá thế giới. Việc kiểm kê di sản mo Mường được tiến hành tại 11/11 huyện, thành phố, trong đó tập trung vào các vùng Mường lớn của tỉnh. Đối tượng điều tra là các nhà quản lý, bậc cao niên và nghệ nhân mo có uy tín của các vùng Mường trong tỉnh. Nội dung điều tra, kiểm kê và tổ chức sưu tầm để nắm được số lượng ông mo hiện đang hành nghề trong tỉnh; số lượng bài mo của từng vùng; tổ chức quay phim, chụp ảnh, ghi âm các bài mo thực tế thông qua phần diễn xướng của các ông mo. Sau đó tổ chức hội thảo từng vùng Mường; tổ chức thẩm định, nghiệm thu và lập hồ sơ khoa học trình các cấp quyết định đưa vào kho dữ liệu bảo tồn. Đến nay, việc kiểm kê di sản mo Mường trên địa bàn các huyện, thành phố đã hoàn thành. Kết quả, toàn tỉnh có 241 ông mo uy tín. Đây là “kho tư liệu sống” có giá trị đặc biệt quan trọng trong khai thác và tổng hợp bài bản các giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc của dân tộc Mường Hòa Bình. Đề tài “Kiểm kê di sản mo Mường tỉnh Hoà Bình năm 2012” sẽ là tiền đề để việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa mo Mường có bước tiến quan trọng. Thêm một tín hiệu vui nữa là mới đây, tại Hà Nội, trong buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL - Hoàng Tuấn Anh với lãnh đạo tỉnh ta về công tác quản lý Nhà nước với sự nghiệp phát triển VH-TT&DL, Bộ trưởng đã yêu cầu: Cục Di sản Văn hóa (Bộ VH-TT&DL) sẽ phối hợp với Sở VH-TT&DL tỉnh lập hồ sơ mo Mường là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”.

 

 

                                                                                   Hương Lan

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục