Ban VSTBPN tỉnh trao đổi với Ban VSTBPN huyện Kim Bôi về tình hình thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Ông Quách Đình Hạnh, Phó trưởng ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN), Trưởng phòng LĐ- TB&XH huyện Kim Bôi cho biết: Thực hiện Luật Bình đẳng giới, BCH Đảng bộ huyện khóa XXI, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xây dựng chương trình hành động toàn khóa, Nghị quyết 06-NQ/HU về phê chuẩn 5 đề án phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2015 có nội dung lồng ghép về bình đẳng giới như: đề án chuẩn hóa cán bộ, công chức xã, phường có quan tâm đến tỷ lệ cán bộ nữ; đề án xây dựng xã chuẩn y tế để làm tốt hơn công tác CSSK nhân dân, trong đó đặc biệt quan tâm đến CSSK cho phụ nữ, trẻ em; đề án giảm nghèo có nội dung đào tạo nghề cho phụ nữ...
Năm 2012, Ban VSTBPN huyện được kiện toàn và xây dựng quy chế chương trình hành động, chỉ đạo Ban VSTBPN các xã, thị trấn lồng ghép các hoạt động bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển KT-XH. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Bình đẳng giới được tăng cường. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể quán triệt, chỉ đạo sát sao việc thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về công tác cán bộ thời kỳ CNH - HĐH đất nước, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới đến cán bộ, hội viên và nhân dân. Nhờ đó, việc thực hiện Luật Bình đẳng giới đã được quan tâm bằng những hoạt động cụ thể góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về giới và việc thực hiện Luật Bình đẳng giới. Sự phân biệt, đối xử, định kiến giới đã có nhiều chuyển biến. Việc tạo điều kiện cho nam- nữ được học tập, lao động, phát triển như nhau đã có chiều hướng tiến bộ. Tỷ lệ nữ được chọn cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chính trị, chuyên viên, chuyên viên chính và các lớp chuyên ngành đều đảm bảo có tỷ lệ nữ tham gia. Kết quả, trong BCH Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010- 2015 có 14,28% là nữ, đại biểu HĐND có 11/40 đồng chí, chiếm 27,5%, 18,18% cán bộ nữ trong BTV Huyện ủy. ở cấp xã có 13,5% nữ tham gia BCH Đảng bộ, 21,3% tham gia đại biểu HĐND. Trong lĩnh vực việc làm, thực hiện chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956, trong 2 năm qua, huyện đã mở được 17 lớp dạy nghề cho 486 học viên, trong đó 474 lao động nữ, hầu hết học nghề xong đều có việc làm. Ngoài ra, các Trung tâm dạy nghề của các đoàn thể tỉnh, Trạm KN-KL huyện còn mở hàng trăm lớp dạy nghề, tập huấn chuyển giao tiến bộ KH-KT nông - lâm nghiệp cho phụ nữ. Ban XĐ-GN các xã, thị trấn quan tâm phân bổ nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH cho các tổ chức CT-XH nhận ủy thác bảo đảm việc bình xét công khai các đối tượng thụ hưởng được tiếp cận nguồn vốn vay bình đẳng, công bằng. Nhờ đó, nhiều gia đình phụ nữ làm chủ hộ đã phát triển kinh tế XĐ-GN bền vững. Trong GD&ĐT, công tác phổ cập giáo dục được các cấp quan tâm, duy trì phổ cập tiểu học, THCS đúng độ tuổi, không có phụ nữ mù chữ trong độ tuổi từ 45 trở xuống trên địa bàn. Bên cạnh đó, pn được hưởng thụ các hoạt động VH-VN, TD-TT với nhiều hình thức phong phú. Mỗi xã đều có điểm bưu điện, mạng internet, báo để người dân, trong đó có pn được tiếp cận thông tin để ứng dụng vào đời sống, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cuốn sách ảnh đẹp và công phu của tác giả Nguyễn Văn Kự vừa được NXB Thế giới in ấn và phát hành. “Di sản văn hóa Chăm” lần đầu tiên được in bằng năm thứ tiếng: Việt, Chăm La tinh, Anh, Pháp và đặc biệt là ngôn ngữ Chăm cổ.
(HBĐT) - Còn gần 1 tuần nữa mới đến lễ Giáng sinh nhưng ở thành phố Hòa Bình, không khí mừng đón Noel đã tràn ngập phố phường. Các cửa hàng, cửa hiệu kết đèn sao, giăng hoa lộng lẫy. Nhiều gia đình đã bắt tay trang hoàng lại nhà cửa, tô điểm cho cây thông Noel bằng dây tuyết trắng, cặp chuông, hình thú và đồ chơi, những trái châu vàng, trái châu bạc và dây đèn trang trí lấp lánh, đủ sắc màu.
(HBĐT) - UBND huyện Yên Thủy vừa tổ chức hội nghị biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc 5 năm giai đoạn 2007-2012. Đặc biệt là sự có mặt của 100 hộ gia đình văn hóa tiêu biểu đại điện cho trên 11.600 hộ gia đình văn hóa trong huyện đã về dự hội nghị.
(HBĐT) - Cử tri huyện Lương Sơn: Dự án đầu tư “Làng văn hóa các dân tộc tỉnh Hòa Bình”, nay là dự án Công ty du lịch thung lũng Nữ Hoàng, thuộc địa bàn xã Lâm Sơn (Lương Sơn), mấy năm nay không triển khai thực hiện. Đề nghị tỉnh thu hồi đất giao lại cho nhân dân sản xuất.
(HBĐT) - Trong năm 2012, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh cho 4 di tích, gồm: Đình Phủ Vệ, xã Đoàn Kết, huyện Yên Thủy; Chùa An Linh, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy; Địa điểm chiến thắng cầu Mè năm 1951, xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn; Nơi ghi dấu lịch sử của Trung đoàn 52 Tây Tiến, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn.
Âm nhạc, với thiên chức cao cả của mình, đã tự thân làm nên một cuốn biên niên sử hào hùng song hành cùng dân tộc qua những giai đoạn cách mạng. Tuy nhiên, di sản quý báu và đáng trân trọng đó lại đang phải đối mặt với nhiều thách thức trước những thay đổi lớn của cuộc sống hiện đại, nhất là khi âm nhạc giải trí đang ngày càng gia tăng và có xu hướng dần lấn lướt nền âm nhạc chính thống.