Tiết mục múa mang đậm đà bản sắc dân tộc Dao của xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) tại đêm giao lưu văn nghệ cụm 1.

Tiết mục múa mang đậm đà bản sắc dân tộc Dao của xóm Phủ, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) tại đêm giao lưu văn nghệ cụm 1.

(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2012, vượt đèo dốc quanh co, chúng tôi cùng được tham gia hoạt động thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ tại xóm Trúc Sơn, xã Cao Sơn của huyện Đà Bắc. Mặc dù trời mưa phùn, mây mù vùng cao dày đặc nhưng ngay từ 7h sáng, hàng trăm người dân từ các xã thuộc cụm I là Hào Lý, Tu Lý, Hiền Lương, Toàn Sơn, thị trấn Đà Bắc đã đến sân nhà văn hóa xóm Trúc Sơn để cổ vũ cho đội bóng chuyền nam, nữ đội nhà.

 

Giải còn có sự tham gia thi đấu của các xã nhất cụm I, II là Suối Nánh, Vầy Nưa. Có những thời điểm mưa nặng hạt, sương mù che khuất tầm nhìn nhưng không ngăn được tiếng cổ vũ nhiệt tình của khán giả và tinh thần thi đấu của các VĐV không chuyên. Qua đó mới càng thấy rõ “món ăn tinh thần” có ý nghĩa như thế nào đối với người dân ở những vùng cao. Nhưng  sự kiện được bà con chờ đón hơn cả là đêm biểu diễn và giao lưu văn nghệ của Đội tuyên truyền lưu động Trung tâm VH-TT huyện vào buổi tối cùng ngày với nhân dân các xã trong cụm.

Anh Đỗ Viết Cường, Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Đà Bắc cho biết: Những năm trước, chương trình đưa văn hóa, văn nghệ về cơ sở đã được thực hiện nhưng chưa được thường xuyên và đầu tư có bài bản. Năm nay, ngay từ đầu năm, Trung tâm đã xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT trên địa bàn toàn huyện. Trong đó, chương trình văn nghệ được Đội thông tin lưu động của Trung tâm xây dựng bài bản, phù hợp với từng vùng của huyện. Đối với các xã cụm III tổ chức tại xã Mường Chiềng tập trung nhiều đồng bào dân tộc Tày sinh sống, Đội xây dựng chương trình văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc. Cụm II tổ chức tại xã Vầy Nưa có các xã vùng hồ, chương trình văn nghệ có nhiều ca khúc viết về sông nước, quê hương, đất nước. Ở cụm I tổ chức ở xã Toàn Sơn lần này, chương trình văn nghệ ngoài các tiết mục ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước là các tiết mục đậm bản sắc của người dân tộc Dao, Mường.

Đang chuẩn bị những phần việc cuối cùng cho đêm văn nghệ tổ chức vào buổi tối, anh Bùi Long Quân, tổ trưởng Đội văn nghệ của Trung tâm VH-TT Đà Bắc bộc bạch: Đã công tác trong ngành văn hóa 24 năm nhưng mỗi lần xuống cơ sở biểu diễn phục vụ bà con đối với anh vẫn chất chứa nhiều cảm xúc khó tả. Còn nhớ trước kia, mỗi lần đi cơ sở cũng phải mất từ 5- 7 ngày. Kỷ niệm mà anh nhớ nhất là chuyến đi biểu diễn cho nhân dân xã Tân Dân (nay thuộc huyện Mai Châu) cả đoàn phải vác trên vai loa đài, âm ly, đèn chiếu đi bộ hàng chục cây số. Có diễn viên mệt mỏi đến phát khóc nhưng đến nơi thấy bà con hồ hởi đón chờ là bao nhiêu khổ cực tan biến hết. Là cán bộ văn hóa ở vùng cao là như thế đó. Mỗi lần lên các xóm, bản vùng cao, thấy lũ trẻ chân đất hớn hở chạy theo xe, mình rất cảm động. Xe vừa dừng bánh, người già, trẻ nhỏ đều ra chào đón, xúm lại phụ giúp anh em. Họ vui mừng, quấn quýt hỏi han chúng tôi ở lại với bà con được mấy hôm. Hình ảnh đó cứ làm cho anh em nhớ mãi cho nên thôi thúc chúng tôi hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Càng đi nhiều mới thấy đời sống văn hóa, tinh thần, đặc biệt là các xã vùng cao, xa của huyện còn khó khăn, thiếu thốn quá. Đến đâu cũng được bà con háo hức, đón chào khiến những các bộ văn hóa như bọn mình càng hăng say, tâm huyết với nghề hơn.

Trời chạng vạng tối, khi chiếc loa trên xe tuyên truyền lưu động của Trung tâm VH- TT thông báo “7h30 phút tối nay, tại nhà văn hóa xóm Trúc Sơn, Trung tâm VH-TT huyện Đà Bắc tổ chức biểu diễn, giao lưu văn nghệ phục vụ bà con…” là trẻ con quanh vùng đã háo hức giục ông bà, bố mẹ ăn cơm thật sớm để còn đi xem. Chưa đến giờ biểu diễn nhưng khi tiếng loa đài rộn ràng từ khu vực nhà văn hóa được bật lên là người lớn, trẻ con ở các xóm, xã lân cận đã rục rịch kéo đến rất đông. Người dân từ xóm Rãnh, Phủ và các xã lân cận cách xa nơi biểu diễn đến hơn 10 km số, điều kiện đi lại khó khăn cũng đến xem rất đông. Bà Đinh Thị Bạch, xóm Hào Phú, xã Hào Lý cũng háo hức đến xem từ rất sớm. Theo bà Bạch, nhận được thông báo Trung tâm VH-TT huyện tổ chức thi đấu bóng chuyền, biểu diễn, giao lưu văn hóa văn nghệ phục vụ, bà con chúng tôi đều vui mừng và chờ đợi. Nhà tôi cách đây 8 km nhưng vẫn thu xếp công việc gia đình để đến xem. Em Đinh Thị Thảo Linh, học sinh trường THPT Đà Bắc lại thích đến xem văn nghệ để có dịp học hỏi và tham gia giao lưu văn nghệ với các xã bạn nếu có điều kiện. Chuẩn bị đến giờ biểu diễn, trời đổ mưa phùn, thoáng trên khuân mặt anh Cường có chút lo âu. Nhưng thấy bà con vẫn chờ bằng được để xem những tiết mục đầu tiên với tiếng vỗ tay không ngớt, các anh chị em trong đoàn mới thở phào, các tiết mục biểu diễn càng thêm hưng phấn. Ngoài thưởng thức các tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ Trung tâm VH-TT được dàn dựng công phu, phần được bà con trông chờ hơn cả là những tiết mục tham gia giao lưu văn nghệ của xóm, xã mình. Mỗi xã tham gia 3 tiết mục tự biên, tự diễn mang bản sắc của dân tộc mình. Ấn tượng nhất trong đêm giao lưu văn nghệ hôm nay là tiết mục kéo nhị, đánh cồng chiêng đặc trưng dân tộc Mường của ông Đinh Văn Thanh, trên 70 tuổi ở xóm Cha và tiết mục đánh trống của đội văn nghệ múa của ông Đinh Tiến Binh, trên 60 tuổi ở xóm người Dao Phủ. Đêm văn nghệ kết thức khá muộn trong tiếng cổ vũ, vỗ tay nhiệt tình của bà con các xã tham gia. Chia tay với những người dân vùng cao hồn hậu, chúng tôi vẫn nhớ những chia sẻ của chị Trần Thị Hoa, Phó Chủ tịch UBND xã Toàn Sơn: Với người dân vùng cao, văn hóa, văn nghệ, TD-TT là món ăn tinh thần rất quý. Mong rằng, trong thời gian tới, tỉnh, huyện tiếp tục quan tâm để ngày càng có nhiều chương trình hay, hấp dẫn phục vụ cho bà con. Trong thời buổi cơ chế thị trường, có nhiều loại hình văn hóa du nhập vào nhưng với tinh thần phục vụ hết mình của anh em trong Đội tuyên truyền lưu động của huyện, chắc chắn bà con sẽ không dễ gì quên được. Họ thật sự là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng mang ánh sáng văn hóa đến với vùng cao, vùng xa. Cũng thông qua chương trình này, người dân còn được tham gia sinh hoạt văn hóa cộng đồng…, góp phần xây dựng lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh ở vùng cao. Đây cũng là một trong những kênh tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiệu quả nhất.

 

                                     Hương Lan

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục