(HBĐT) - Mỗi năm, tháng 5 về lòng mỗi người dân Việt Nam ta lại bâng khuâng nhớ về ngày 19/5 kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ kính yêu. Sinh thời, cứ đến dịp 19/5, Bác thường dặn các địa phương, cơ quan là không nên tổ chức chúc thọ linh đình, vì Bác lo ngại tốn thời gian, tiền bạc của nhân dân trong lúc đời sống nhân dân còn khó khăn. Đúng ngày 19/5, Bác thường đi công tác để tránh những nghi lễ tốn kém vì ngày sinh của Người. Bác giao cho những người phục vụ, bảo vệ tổ chức đánh bắt cá tại ao cá mà Người vẫn hàng ngày chăm sóc để biếu các cụ già, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cho anh em cơ quan phục vụ Bác để cải thiện bữa ăn.

 

Vào những dịp đó, Bác thường viết thư gửi điện cảm ơn đồng bào, đồng chí, các cơ quan, đoàn thể trong nước và bầu bạn quốc tế đã dành cho Người những tình cảm thân thiết nhân kỷ niệm ngày sinh của mình. Năm 1959, nhân dịp kỷ niệm ngày sinh 19/5 và kỷ niệm 5 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Bác Hồ đã lên thăm đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Nói chuyện với đồng bào và cán bộ dự mít tinh ở Châu Thuận, Bác khen ngợi tinh thần đoàn kết kháng chiến cũng như tinh thần đoàn kết sản xuất của tất cả đồng bào, bộ đội, cán bộ Tây Bắc. Bác có thơ chúc và trao tặng lá cờ thêu 6 chữ vàng “Đoàn kết - thi đua - thắng lợi”. Bác nhắc nhở bà con dân tộc phải bảo vệ rừng vì rừng là vàng, là bạc, là máy móc cả. Bác đến thăm nông trường Mộc Châu, Bác tặng nông trường mấy câu: Luôn luôn cố gắng/Khắc phục khó khăn/Tiến lên thật hăng/Làm tròn nhiệm vụ”.

 

Dịp tháng 5/1963, ông Nguyễn Sinh Quế, Bí thư Đảng ủy xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (Nghệ An) có dịp ra Hà Nội đến mừng thọ Bác nhân dịp 19/5. Trước khi ông Quế ra về, Bác hỏi thăm về những xã, làng Mậu Tài, Hoàng Trù, Nguyệt Quả rồi Bác trao cho ông Quế và những người cùng đi một gói hạt phượng và Bác dặn “Các chú về chia cho mỗi nơi một ít và nhớ là phải trồng cây nào sống cây ấy”. Ngày nay, về Kim Liên, các trường học, trạm xá, các con đường có những cây phượng tháng 5 về đỏ rực một màu xen lẫn với những cây xà cừ lá xanh mượt mà.

 

Ngày 19/5/1965, Bác Hồ thọ 75 tuổi, đúng 18h, Trung ương “đột kích” vào chúc thọ Bác. Mọi người đông đủ, một bó hoa tươi trang trọng giữa bàn. Bác đứng dậy vui vẻ hỏi: “Bác muốn biết ai đứng ra chúc thọ hôm nay”? Đồng chí Lê Duẩn tủm tỉm cười, đồng chí Phạm Văn Đồng liếc mắt nhìn sang đồng chí Trường Chinh. Đồng chí Trường Chinh đứng dậy hướng về phía Bác:

 

- Thưa Bác, nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh của Bác, thay mặt Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, mặt trận và nhân dân cả nước kính chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu.

 

Bác đứng lên xúc động: “Bác cám ơn các chú nhưng trong lúc toàn dân đang kháng chiến gian khổ, mọi công việc hết sức khẩn trương mà lại tổ chức chúc thọ một cá nhân như thế này là không nên”.

 

Bánh kẹo được bày ra, Bác mời mọi người đến dự, mừng thọ Bác tuổi 75, lễ mừng thọ vị Chủ tịch nước đã diễn ra trong bầu không khí ấm cúng, giản dị như thế đó.

 

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày sinh của Người, bà Luy Stơroong - một nữ nhà văn nước Mỹ được vinh dự gặp Bác đã có những lời ca ngợi Bác của chúng ta: “Bác Hồ - hai tiếng mà người dân Việt Nam thường gọi, đó là một vị lãnh tụ giản dị nhất thế giới. Đó là nhà hiền triết đôn hậu hiểu rộng, biết sâu như thánh nhân. Đó là một người thừa trí tuệ che chở hết thảy cho mọi người khi gặp việc bất trắc xảy ra. Đó là người khi trả lời ai thì rất thân mật, cởi mở nhưng khi trả lời ai thì rất mau lẹ và bất ngờ”.

 

Kỷ niệm ngày sinh của Bác chúng ta lại càng nhớ Bác, nguyện học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác, cuộc đời Bác mà như nhà thơ Tố Hữu đã ca ngợi:

 

“… Mong manh áo vải hồn muôn trượng

Hơn tượng đồng soi những lối mòn…”.

 

 

                                                          Văn song (T.T.V)

 

 

Các tin khác

Tại hội thảo Đảng uỷ - Bộ CHQS tỉnh đã thống nhất nội dung và thông qua việc xuất bản sách trong tháng 6/2013.
Gia đình ông Bùi Văn Lục, Phố Hữu Nghị, nhiều năm liên tục đạt gia đình văn hóa tiêu biểu của thị trấn Vụ Bản.
Nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những năm qua, huyện Lạc Sơn đã sưu tầm, quản lý được trên 1.200 chiếc cồng chiêng còn lưu giữ trong nhân dân.
Nhà sàn Thái cùng các nét văn hoá đặc sắc đang được người dân bản Lác (Chiềng Châu) nâng giữ, phát huy trong phát triển du lịch.

Hoạ sĩ Vũ Đức Hiếu nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh

(HBĐT) - Vừa qua, tại thành phố Hồ Chí Minh, hoạ sĩ Vũ Đức Hiếu, Giám đốc Bảo tàng “Không gian văn hoá Mường” là 1 trong 6 cá nhân được nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh lần thứ VI.

Tân Sơn giữ vững danh hiệu làng văn hóa tiêu biểu

(HBĐT) - Với thành tích 5 năm liên tục (2008 – 2012) đạt làng văn hóa tiêu biểu cấp huyện và có 67 % hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 3 năm liền (2010 – 2012), nhân dân xóm Tân Sơn (xã Trung Sơn – Lương Sơn) vẫn tiếp tục phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, hưởng ứng tích cực CVĐ “Ngày vì người nghèo” và phong trào văn hóa của các ban, ngành phát động như “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, gia đình nhà giáo văn hóa, “phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”… quyết tâm giữ vững danh hiệu làng văn hóa tiêu biểu của huyện Lương Sơn.

Cảm xúc tháng 5: Phượng đỏ mùa hè

(HBĐT) - Khi cái nắng chói chang báo hiệu một mùa hè đến. Cây phượng góc sân trường bắt đầu nở hoa, thắp lửa lên bầu trời trong xanh không một gợn mây. Đàn ve sầu râm ran suốt ngày làm cho không khí sân trường dưới cái nắng tháng 5 thêm nóng.

Hát mãi bài hát lăm tơi

(HBĐT) - Tôi được các bác thường vụ Hội CCB phường Chăm Mát (TPHB) kể cho nghe: CCB Nguyễn Văn Sửu còn được nhân dân phong cho là chủ trại nuôi ong và “ca sĩ lăm tơi”. Tôi vui và trân trọng hỏi ông: Chắc bác hát dân ca Lào hay lắm. ông Sửu cười hiền và nhẹ nhàng trả lời: Đâu có. Chả là năm 1971, sau khi được huấn luyện chính trị, quân sự 5 tháng, tôi cùng đơn vị D618, E320B được lệnh vượt Trường Sơn sang đất nước Lạn Xạng (Triệu Voi) sát cánh và giúp đỡ nhân dân Lào đánh đuổi giặc Mỹ xâm lược và bọn tay sai của chúng giải phóng đất nước. ở bên đó, tôi tranh thủ học được mấy bài hát dân ca Lào.

Hội thi “Bé với biển đảo quê hương”

(HBĐT) - Sáng 9/5, trường Mầm non Phương Lâm (TPHB) đã tổ chức hội thi “Bé với biển đảo quê hương” năm học 2012-2013. Dự hội thi có lãnh đạo UBND, phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình.

Hội thi tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện năm học 2012-2013

(HBĐT) - Vừa qua, Phòng GD&ĐT và Huyện Đoàn Tân Lạc đã phối hợp tổ chức Hội thi tổng phụ trách đội giỏi cấp huyện năm học 2012-2013. Dự hội thi có 17 giáo viên làm tổng phụ trách đội đến từ các trường tiểu học, THCS trong toàn huyện. Các thí sinh đã trải qua các phần thi: kiến thức và kỹ năng về sự hiểu biết tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, các phong trào và các cuộc vận động lớn của Đội, kỹ năng lập kế hoạch, xây dựng chương trình hoạt động Đội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục