Chỉ bằng mấy cái vỗ mông chàng trai cô gái Mông đã thành đôi.

Chỉ bằng mấy cái vỗ mông chàng trai cô gái Mông đã thành đôi.

(HBĐT) - Người Mông có tục tảo hôn, bắt vợ rất lạ. Chỉ bằng mấy cái vỗ mông chàng trai cô gái Mông đã thành đôi.

 

Cứ đi chợ, nhất là dịp tết của người Mông, con trai, con gái độ tuổi 13-15 lại rìu rặt rủ nhau đi. Họ đi thành từng nhóm, nam riêng, nữ riêng. Các cô gái khi gần đến chợ, tách tốp, tụt nấp sau một bụi rậm, thay áo mới, váy mới rồi lấy trong túi áo ra chiếc gương con, chiếc lược nhỏ ra chải tóc. Ai có tiền mua son cũng bôi son chỉn chu mới vào chợ.

 

Dọc đường trai gái cứ thế liếc mắt tìm hiểu nhau. Ngắm được cô nào ưng ý, chàng trai chạy lại vỗ mấy cái vào mông cô gái và nói: "Cu nhỉa co" (Tao thích mày). Cô gái nếu đồng ý cũng giả vờ bỏ chạy một tí cho có lệ. Vừa chạy vừa ngoái cổ lại, chờ đợi chàng trai đuổi theo.

 

Trước sự chứng kiến của nhiều người, chàng trai sẽ phải cầm cổ tay cô gái và kéo cô về phía mình, nghĩa là đã thành đôi, thành lứa rồi đấy. Nếu cô gái không thích chàng trai đó, cũng không sao, cứ đứng lại, điềm nhiên chờ những cú vỗ mông khác đến khi gặp người hợp mắt. Những anh chàng người Kinh, người Tày, người Dao, người Giáy láu lỉnh vẫn thỉnh thoảng chọn những cô mông mẩy vỗ mấy cái, nhưng chẳng bao giờ bị ăn tát cả. Phụ nữ Mông vốn lành như đất đá miền biên ải. Vỗ mông chọn vợ là tục rất cổ, mang đậm tính nhân văn.

 

Theo tục cưới hỏi xưa của đồng bào Mông, có nhiều thứ nghi lễ, nào là bao nhiêu bò béo, bao nhiêu lợn tạ, bao xâu bạc trắng hoa xòe, bao chum rượu hạ thổ lâu năm. Lấy nhau con cái đã có gia đình rồi, thành ông bà rồi mà nhiều khi cũng chưa trả nổi nợ. Nhiều đôi mê nhau, say nhau còn hơn con công, con trĩ quấn quýt trên rừng nhưng nhà trai bần hàn quá, không thể nào tìm nổi những lễ vật tốn kém do nhà gái thách cưới nên đành dứt tình, lìa nhau.

 

Bắt vợ, vỗ mông chính là giải pháp bất đắc dĩ, giúp cho những chàng trai Mông nghèo có được vợ với cái giá rẻ, thậm chí là... cho không, biếu không. Xưa, vỗ mông xong, chàng trai dắt vợ lên lưng ngựa, dong thẳng về nhà mình, nhốt vào trong buồng, cắt tiết gà, cúng ma, 3  ngày mới dắt về nhà gái. Lúc này cô gái như con bò đã đóng ách, như chùm hoa mơ, hoa mận đã có người hái, nhà gái đành phải nhượng bộ, cho cưới mà không thách cao, thậm chí là không dám thách.

 

Ngày nay, vỗ mông chọn vợ đã có nhiều đổi thay. Trước khi bắt vợ, chàng trai Mông nào biết "ga lăng" thường tặng một đôi dép xốp tổ ong khoảng mươi, mười lăm ngàn được mua tại chợ hay một cái khăn, cái gương con con cho người con gái mình thích để dẫn dụ cảm tình. Lúc vỗ mông cũng không còn phải lên ngựa nữa mà đi xe máy hoặc đi bộ về nhà trai. Nhiều cặp trong số cuộc tình vỗ mông này còn chưa đủ tuổi kết hôn, nhưng tập tục như cái đinh đã đóng vào thân cây nghiến, không bao giờ rút nổi.

 

Từ bao đời nay, tục lệ “bắt vợ” của người Mông vẫn tồn tại. Tuy gọi là “bắt vợ” nhưng không mang tính cướp đoạt mà chỉ thể hiện tình yêu đôi lứa mãnh liệt nhưng đầy chân tình và cùng ao ước tiến đến hôn nhân. Về khía cạnh nào đó, tục bắt vợ của người Mông còn khẳng định sự tự do hôn nhân và đấu tranh với những thủ tục lạc hậu như thách cưới, môn đăng hộ đối hoặc có sự đòi hỏi quá nặng của nhà gái.

 

Người Mông cho rằng “bắt vợ” như thế mới quý, không lẽ người con gái tự ý về nhà chồng. Có trường hợp bắt đi, bắt lại hai, ba lần, làm như thế để tăng giá trị của người con gái. Tục “kéo vợ” mà ta hay gọi là cướp vợ, cướp dâu chính là nét riêng, độc đáo trong hôn nhân của người Mông.

 

 

 

                                                                   HBĐT tổng hợp

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục