Phóng viên Báo Hòa Bình và các đồng nghiệp tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và Ngày hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ nhất, năm 2011.

Phóng viên Báo Hòa Bình và các đồng nghiệp tác nghiệp tại Lễ kỷ niệm 125 năm thành lập tỉnh và Ngày hội văn hóa cồng chiêng tỉnh lần thứ nhất, năm 2011.

(HBĐT) - Hòa Bình là tỉnh miền núi, cửa ngõ khu vực Tây Bắc của Tổ quốc. Tỉnh có 6 dân tộc chính là: Mường, Kinh, Thái, Tày, Mông, Dao; trong đó, dân tộc Mường chiếm 63% tổng số dân. Hòa Bình là cái nôi của văn hóa Việt - Mường cổ, là một trong số ít vùng đất có nền văn hóa lâu đời ở Việt Nam, vùng đất ẩn chứa nhiều nét văn hóa, tập quán đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.

 

Bảo vệ và từng bước phát huy tốt các giá trị các di tích, danh thắng trên địa bàn; kết hợp tốt công tác bảo vệ và khai thác các giá trị văn hoá-du lịch và tín ngưỡng đang được các cấp ủy, chính quyền và toàn dân tỉnh nhà chú trọng. Những năm qua, cùng với tỉnh thực hiện nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) “Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Báo Hoà Bình là một trong các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh, giữ vị trí tiên phong trong cổ vũ, tuyên truyền, động viên và thúc đẩy bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của các dân tộc trong tỉnh.

Hướng tới các mục tiêu trong thực hiện nghị quyết  của Đảng, Báo Hoà Bình đã có các bước triển khai, quán triệt và học tập một cách nghiêm túc. Đồng thời đã bám sát Chương trình hành động số 341-Ctr/TU ngày 1/9/2004 của Tỉnh ủy gồm 7 nội dung, xây dựng chuyên trang, chuyên mục để làm tốt công tác trên Báo tuyên truyền trên báo Đảng địa phương. Để việc tuyên truyền các nhân tố, điển hình bài bản và có chiều sâu, BBT đã có sự định hướng cho các phòng chuyên môn về các nội dung tuyên truyền. Bên cạnh các chuyên trang, chuyên mục có tính định kỳ trên các số báo Chủ nhật hàng tuần (mang tính chuyên đề), Báo cũng dành nhiều thời lượng (trên Hoà Bình online), trang mục trong tuần, một số lượng tin, bài phù hợp cập nhật ở lĩnh vực bản sắc văn hoá dân tộc. Được BBT giao nhiệm vụ, các phòng chuyên môn khâu nối với các nguồn thông tin từ các ngành chức năng, hữu quan nhằm thường xuyên cập nhật được các thông tin có tính thời sự; có mối liên hệ mật thiết với đội ngũ CTV, các nghệ nhân, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu ở lĩnh vực này. Đặc biệt, Báo Hoà Bình luôn chú trọng tới xây dựng đội ngũ phóng viên mảng VH-XH. Có những cơ chế đặc thù nhằm động viên, khuyến khích phóng viên, CTV khi có những tác phẩm hay về lĩnh vực bản sắc văn hoá dân tộc. Những năm gần đây, Báo Hoà Bình còn mở các cuộc thi viết phóng sự, về bước phát triển KT-XH của tỉnh, trong đó có nhiều đề tài liên quan đến lĩnh vực giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.  

Thực tế cho thấy, trong nhiều năm qua, Báo Hoà Bình đã trở thành một kênh thông tin chủ lực trong hệ thống các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh nhà làm tốt công tác tuyên truyền theo định hướng nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII). Báo đã bám sát phương hướng chung, 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản, 10 nhiệm vụ cụ thể và 4 nhóm giải pháp lớn của công tác văn hóa. Báo đã phát huy hiệu quả dùng các thể tài báo chí để tuyên truyền đậm nét việc bảo tồn, phát huy và phát triển văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của các dân tộc trong tỉnh (tin, ảnh, phóng sự-phóng sự điều tra, Video clip ...). Mỗi năm, Báo Hoà Bình có hàng nghìn tác phẩm báo chí về đề tài này. Trong đó, đã phản ánh đậm nét các cấp uỷ, chính quyền và toàn dân đã nỗ lực giữ gìn những nét bản sắc văn hoá dân tộc ở khắp các vùng miền trong tỉnh. Gắn với đặc thù của các vùng miền hoặc các dân tộc trên địa bàn tỉnh, Báo đã bám sát thể hiện việc khôi phục, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá từng có trong đời sống các dân tộc (dân ca, dân vũ, các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, làng bản du lịch văn hoá...). Tập trung khơi dậy sức mạnh của toàn dân trong bảo tồn phát huy dân ca Mường, hát rằng thường-bộ mẹng, trân trọng lưu giữ không gian văn hoá cồng chiêng ở Hoà Bình (ở 11/11 huyện thành phố), nâng tầm các làng bản văn hoá du lịch tạo bản sắc nhiều nơi trong tỉnh (như bản Mường Giang Mỗ (Cao Phong), bản Sáng (Cao Răm-Lương Sơn), bản Lác, Pom Coọng, bản Văn (Mai Châu), xóm Tháu (Lạc Sĩ-Yên Thuỷ), xóm ải (Phong Phú -Tân Lạc). Đặc biệt, Báo Hoà Bình đã dành nhiều tâm huyết trong việc tuyên truyền, quảng bá đậm nét không gian văn hoá Cồng chiêng Hoà Bình gắn lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc); liên hoan cồng chiêng du lịch toàn quốc tại Hoà Bình, “Ngày hội văn hóa dân tộc Mường là thứ nhất và Ngày hội Văn hóa Cồng chiêng tỉnh Hòa Bình lần thứ I - năm 2011. Tại ngày hội văn hoá Cồng chiêng tỉnh, đã có 1400 nghệ nhân cồng chiêng trình diễn, được Ghi-nét Việt Nam ghi nhận. Trong mạch tuyên truyền này, đội ngũ phóng viên Báo Hoà Bình đã khai thác từ nhiều góc độ, tạo sự phản ánh đa chiều thông qua các bài nghiên cứu, phỏng vấn các nhà nghiên cứu; gương người tốt - việc tốt, phóng sự ảnh, Video clip giới thiệu những nét hay, tinh tế của văn hoá cồng chiêng...Nhiều điển hình hay đã được biểu dương kịp thời như nghệ nhân Đinh Kiều Dung (Kim Bôi), bác Bùi Văn Mẻo (Cao Phong), ông Nguyễn Văn Thực (thành phố Hoà Bình), nghệ sĩ ưu tú Bùi Chí Thanh, nhà sưu tầm, nghiên cứu Bùi Huy Vọng (Lạc Sơn)... Đó là những nhân tố hay, lưu giữ, truyền dạy và đưa văn hoá cồng chiêng, đưa dân ca Mường đến với cộng đồng. Báo Hoà Bình cũng động viên, khích lệ kịp thời các mô hình thôn bản, cụm văn hoá có nhiều nỗ lực trong việc đưa các trò chơi truyền thống, các môn thể thao dân tộc vào sinh hoạt cộng đồng giàu bản sắc (Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, Nhà văn hoá thôn-bản ở các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Kim Bôi, Cao Phong) như đánh mảng, ném còn, đẩy gậy, bắn nỏ... Bên cạnh đó, Báo cũng có những cảnh báo kịp thời về tình trạng chảy máu cồng chiêng, nhà sàn Mường hay sự mai một trong kiến trúc, trang phục, phong tục tập quán của đồng bào Mường trên địa bàn tỉnh. Trong đó, nhấn mạnh các yếu tố về môi trường làng bản, sự can thiệp của bê tông hoá nét đẹp, cảnh sắc của các làng, bản Mường, Thái, Tày... Việc khai thác chưa hiệu quả của các điểm du lịch văn hoá-lịch sử cũng được thể hiện đậm nét. Tình trạng một số di chỉ văn hoá - khảo cổ như Đống Thếch (Kim Bôi), ở thị trấn Mường Khến (Tân Lạc), thành nhà Mạc (Lương Sơn) hoang phế cùng thời gian cũng được Báo Hoà Bình phản ánh kịp thời. Làm gì và làm như thế nào để bản sắc đó không mất đi vẫn đang là điều mà Báo Hoà Bình cần tiếp tục cuộc hành trình mới. Nhiều phóng viên Báo Hoà Bình đã có những tác phẩm báo chí hay về lĩnh vực này như Mạnh Hùng, Thu Trang, Hương Lan, Cẩm Lệ, Hồng Nhung, Đinh Hoà...

Từ nhận thức đến việc làm, Báo Hoà Bình đã và đang biến những ý tưởng thành hiện thực. Việc xây dựng các thiết chế văn hoá, các lễ hội truyền thống  luôn gắn với không gian văn hoá các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Tính đến nay, Hoà Bình có gần 64 di tích lịch sử, danh thắng được công nhận, trong đó, có 40 di tích cấp quốc gia, 25 di tích cấp tỉnh. Toàn tỉnh lưu giữ gần 10.000 chiếc cồng, chiêng Mường. Tỉnh đã có nhiều động thái tích cực  trong xây dựng các thiết chế văn hoá-nền tảng để các sinh hoạt văn hoá cộng đồng được triển khai như duy trì hoạt động của 1715 đội văn nghệ, 1450 nhà văn hoá thôn bản, KDC. Một loạt dự án bảo tồn làng văn hoá - du lịch được triển khai ở xóm Vay(Thượng Tiến-Kim Bôi), bản Lác, Văn (Mai Châu), xóm Giang Mỗ (Cao Phong). Bước đầu tỉnh cũng đã thực hiện dự án bảo tồn làng Mường truyền thống tại xóm Ải (Phong Phú-Tân Lạc). Cũng trên đất Hoà Bình đã và đang hình thành các mô hình bảo tàng tư nhân như Không gian văn hoá Mường (hoạ sĩ Vũ Đức Hiếu-thành phố Hoà Bình), gian trưng bày văn hoá Thái (xóm Mỏ-Chiềng Châu, Mai Châu của anh Kiều Văn Kiên. Nhiều nơi, ngành chức năng và các nghệ nhân đã lưu tâm đối với các loại hình văn hoá đặc sắc của cha ông (như khôi phục chữ Thái, chữ Tày và các nhạc cụ dân tộc...). Qua kênh thông tin của Báo Hoà Bình đã tác động rõ rệt đến đời sống mọi tầng lớp nhân dân, đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Việc giữ gìn và lưu truyền những giá trị văn hoá truyền thống được đề cao.

 

 

                                                                               Văn Tưởng

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục