Toàn cảnh TP Hòa Bình đang phát triển hai bên bờ sông Đà.
 Ảnh: PV

Toàn cảnh TP Hòa Bình đang phát triển hai bên bờ sông Đà. Ảnh: PV

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình đang có sự đổi thay mạnh mẽ sau 7 năm được Chính phủ ban hành Nghị định công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh. Một hình ảnh mới, diện mạo mới đang hiện diện ở thành phố trẻ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc thành phố Hòa Bình đã đoàn kết chung lòng khắc phục gian khó, thay đổi nhận thức, tư duy và hành động cùng vun đắp cho tương lai, chuẩn bị những điều kiện cần thiết trên chặng đường xây dựng thành phố hiện đại mang đậm bản sắc dân tộc, trở thành trung tâm đô thị, cửa ngõ vùng Tây Bắc.

 

Nhiều năm nay, TP Hòa Bình đã tranh thủ sự giúp đỡ của Chính phủ, T.Ư và tỉnh, phối hợp với các ban, ngành khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, triển khai các giải pháp thực hiện các chương trình, hành động quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH. Năm 2012, thành phố đạt mức tăng trưởng kinh tế 11,7%/năm. Đến nay, cơ cấu kinh tế các ngành dịch vụ chiếm 53,8%, công nghiệp - xây dựng 37,7%, nông - lâm - thuỷ sản chỉ còn 8,5%. Thu nhập bình quân đạt 27,5 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,84%. Chất lượng đời sống của người dân thành phố không ngừng được nâng lên. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục, môi trường đang được xã hội hóa. TP Hòa Bình là đơn vị dẫn đầu tỉnh về nhiều lĩnh vực, phong trào thi đua yêu nước. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ, quản lý giáo dục, tỷ lệ giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi luôn dẫn đầu tỉnh. Thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, thành phố có 86,2% gia đình, 72,4% xóm, tổ dân phố, 74% cơ quan, 90% trường học đạt văn hóa.

 

Đến nay, thành phố đã được nhận hàng nghìn tỷ đồng đầu tư từ ngân sách và các thành phần xã hội, tạo sự phát triển mạnh mẽ về kết cấu hạ tầng công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Hệ thống nhà hàng, khách sạn trung bình và chất lượng cao đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ  của nhân dân cũng như du khách trong và ngoài nước. Từ một đô thị chỉ bó hẹp trên vài con phố nhỏ, giờ đây, thành phố đã mang vóc dáng mới, phát triển hài hòa, cân đối giữa hai bờ sông Đà, phố tiếp phố sầm uất kéo từ chân đập thủy điện tới tận xã Trung Minh. Những khu vực sình lầy, ao hồ trước kia đang dần trở thành các khu đô thị, trung tâm giải trí, trung tâm thương mại. Nhiều dự án công trình hạ tầng giao thông quan trọng được đầu tư và đưa vào khai thác mở rộng quỹ đất cho thành phố. Các công trình hạ tầng được cải tạo, nâng cấp trang hoàng đèn, hoa rực rỡ sắc màu. Các trung tâm mua sắm, siêu thị hàng hóa phong phú, hệ thống dịch vụ ngân hàng, thông tin liên lạc kết nối thuận tiện. Công tác quy hoạch đô thị được tỉnh và thành phố đặc biệt quan tâm. Qua nhiều lần điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu phát triển, mới đây, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình đến năm 2025 chính thức được phê duyệt là định hướng dài hơi để thành phố phát triển theo hướng công nghiệp, dịch vụ và xây dựng văn hoá bản sắc độc đáo.

 

Song song với phát triển hạ tầng theo quy hoạch, thành phố Hòa Bình đang tập trung triển khai chương trình hành động phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chăm lo cải thiện đời sống tinh thần cho người dân. Công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá, nét đẹp truyền thống các dân tộc ít người được đẩy mạnh qua phong tục, tập quán, tiếng nói, chữ viết, lễ hội, trang phục, ẩm thực. Các hoạt động văn hóa được duy trì và phát triển như tết nhảy của người Dao, xã Thống Nhất, các điệu múa truyền thống, hát đúm, màn cồng chiêng của người Mường phường Thái Bình, xã Dân Chủ, Yên Mông, Sủ Ngòi. Các môn thể thao truyền thống bắn nỏ, ném còn, đẩy gậy, kéo co... của nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố. Hiện nay gần 1.000 chiếc cồng chiêng đuợc lưu giữ trong nhân dân và các tổ chức trên địa bàn. Riêng Bảo tàng tư nhân không gian văn hoá Mường lưu giữ nhiều hiện vật, sách, tư liệu quý của dân tộc, Mường là nơi tổ chức nhiều hội thảo và các hoạt động giáo dục truyền thống cho thanh - thiếu nhi, tiếp đón các đoàn trong và ngoài nước đến nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc Mường... Thành phố Hòa Bình đã và đang nắm bắt các cơ hội để xây dựng thành phố mang bản sắc riêng, văn minh, hiện đại, thực hiện định hướng xứng tầm là cửa ngõ vùng Tây Bắc.

 

 

                                                                                 Hương Lan

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục