Thực hiện Chỉ thị số 29 của BTV Tỉnh ủy, đội ngũ CB-CC BHXH tỉnh đã tăng cường kỷ luật hành chính, nếp sống văn hóa nơi công sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến làm việc.  Ảnh: P.V

Thực hiện Chỉ thị số 29 của BTV Tỉnh ủy, đội ngũ CB-CC BHXH tỉnh đã tăng cường kỷ luật hành chính, nếp sống văn hóa nơi công sở, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đến làm việc. Ảnh: P.V

(HBĐT) - Những ngày này, giới công chức trên địa bàn tỉnh đang quan tâm luận bàn về một số quy định tại Chỉ thị số 29, ngày 23/5/2014 của BTV Tỉnh ủy về việc “Tăng cường kỷ luật kỷ cương hành chính, đẩy mạnh nếp sống văn minh, văn hóa công sở” và Quyết định số 1074, ngày 1/8/2014 của UBND tỉnh về việc ban hành “Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính, đơn vị công lập của tỉnh Hòa Bình”.

 

Những quy định mới được quan tâm nhiều nhất là cách ăn mặc, giao tiếp và quy định không uống rượu, bia, đồ uống có cồn vào các buổi sáng, giờ nghỉ trưa và giờ hành chính các ngày làm việc và khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

 

Giờ giải lao, các học viên nữ lớp cao cấp lý luận chính trị K11 Hòa Bình cùng chia sẻ về quy chế văn hóa công sở mà cơ quan, đơn vị mình vừa ban hành. Chị Hường công tác  trong một cơ quan thuộc khối Đảng tỉnh chia sẻ: “Bắt đầu từ tháng 8, chị em nữ ở cơ quan mình không được mặc váy liền thân, không có lá cổ, dáng xòe đến công sở. Chị Phượng, một viên chức công tác trong cơ quan trực thuộc UBND tỉnh bổ sung thêm một số quy định: “Khi thi hành công vụ, nhiệm vụ, CB-CC-VC phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự. Nam mặc áo sơ mi, quần âu hoặc bộ comple, đi giày da hoặc dép quai hậu. Nữ áo sơ mi, quần âu, váy công sở (chiều dài ngang đầu gối) áo dài truyền thống, đi giày hoặc dép quai hậu.... Soi vào những quy định này, nhiều chị em có mức thu nhập thường thường bậc trung bày tỏ: “Vậy là sắp tới lại phải thắt lưng buộc bụng để trang bị gần như hoàn toàn trang phục công sở. Dẫu vậy nhưng ai nấy đều hào hứng vì những quy định này hướng tới  sự đồng bộ, lịch sự và văn minh. Giới mày râu lại quan tâm nhiều hơn quy định không uống rượu, bia, đồ uống có cồn vào các buổi sáng, giờ nghỉ trưa và giờ hành chính trong các ngày làm việc và khi điều khiển phương tiện giao thông. Nhiều người cho rằng thực hiện quy định này một cách triệt để tức thời không phải là chuyện dễ. Tuy nhiên, qua mỗi cuộc chuyện trò bên lề hội nghị, hay cụ thể hơn là trong giờ giải lao của lớp cao cấp chính trị K11 Hòa Bình đã có thể khẳng định rằng: quy định này đã tác động sâu tới ý thức, trách nhiệm của mỗi CB-CC-VC. Trước đây, tranh thủ giờ nghỉ trưa, các học viên ở các huyện thường tập trung ăn uống, giao lưu, không ít lần có học viên quá chén ngủ gục trên bàn vào giờ học buổi chiều hay có những lời nói hành động bột phát, kỳ quặc... khó kiểm soát, nay tình trạng này đã giảm hẳn. Mỗi khi có dịp hội ngộ cùng ăn trưa có ít nhất 1-2 ý kiến nhắc nhở (thực hiện nghiêm Chỉ thị 29). Trên cơ sở Chỉ thị số 29 của BTV Tỉnh ủy và Quyết định số 1074 của UBND tỉnh, mỗi huyện, thành phố, cơ quan, đơn vị xây dựng chỉ thị, quyết định ban hành nội quy, quy chế văn hóa công sở đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của ngành mình, địa phương mình. Đồng chí Nguyễn Trung Thành, Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện Kỳ Sơn chia sẻ: Thực hiện quy định về xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh công sở lần này, huyện Kỳ Sơn tập khá sâu vào việc sử dụng đồ uống có cồn đối với CB-CC-VC. Theo quy định: trong các ngày làm việc, CB-CC-VC chỉ được sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn trong sinh hoạt, ăn uống, tổ chức hội nghị, tiếp khách, liên hoan... vào thời điểm từ 17 - 22h. Các quán ăn, nhà hàng... có trách nhiệm không bán rượu, bia, đồ uống có cồn cho CB-CC-VC trong giờ làm việc và giờ nghỉ trưa của ngày làm việc. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền nếu để xảy ra tình trạng CB-CC-VC vi phạm quy định này.

 

Đối với huyện Kim Bôi, ngoài những quy định chung theo tinh thần Chỉ thị của Tỉnh ủy, huyện xây dựng quy chế tập trung sâu vào việc thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí: lễ kỷ niệm ngày truyền thống các ngành, đoàn thể chỉ tổ chức 10 năm một lần. Việc tổ chức hội nghị phải đảm bảo gọn nhẹ, tích cực họp trực tuyến nếu đảm bảo điều kiện, không ăn uống. Tổ chức đi học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước phải có mục đích, nội dung, kế hoạch rõ ràng, thời gian đi hợp lý, đảm bảo tiết kiệm. Nhân rộng cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại đẩy mạnh cải cách công vụ. CB-CC-VC không dự lễ cưới trong giờ hành chính. Không cho thuê, mượn trụ sở cơ quan để tổ chức đám cưới...

 

Cho đến thời điểm này hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được quy chế văn hóa công sở (theo tinh thần Chỉ thị 29) hoặc ít nhất tuyên truyền, triển khai chỉ thị một cách sôi nổi, nghiêm túc. Qua đó đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ ý thức, trách nhiệm của mỗi CB-CC-VC trong việc tuân thủ những quy định góp phần cải tiến lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

 

 

 

 

                                                                           Thúy Hằng

 

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục