Đông đảo người dân địa phương tham gia thi đấu giao hữu bóng chuyền tại lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa.

Đông đảo người dân địa phương tham gia thi đấu giao hữu bóng chuyền tại lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa.

(HBĐT) - Về Yên Trị (Yên Thủy) những ngày đầu năm, cùng với khí thế xuống đồng khẩn trương của bà con nông dân là không khí tươi vui, rộn ràng của các lễ hội đầu năm. Hội Chùa Hang – Hang Chùa là lễ hội lớn nhất của xã được tổ chức từ ngày 13 – 15 tháng Giêng hàng năm cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.

 

Năm nay, lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa được tổ chức quy mô cấp huyện với nhiều hoạt động thu hút đông đảo nhân dân địa phương. Ngay từ sáng sớm, mỗi người một việc khẩn trương chuẩn bị cho phần lễ, phần hội được diễn ra vẹn toàn. Đã là người dân địa phương, ai ai cũng muốn về dự lễ hội Chùa Hang – Hang Chùa bởi lẽ, về đây không chỉ cảm thấy lòng thanh tĩnh mà còn được chung vui với người thân, bạn bè trong các hoạt động VHVN, TDTT sôi nổi.

 

Hang Chùa còn có tên là “Văn Quang Động” có ý nghĩa đó là “Tự nhiên đã bao dung với văn hóa. Văn hóa nương tựa vào tự nhiên”. Tại đây, giới khảo cổ học Việt Nam đã tìm thấy một chiếc chuông cổ và xác định có từ thời Cảnh Hưng, tức thời vua Lê Hiển Tông trị vì (1740-1786). Chiếc chuông là bằng chứng cho thấy, vào thế kỷ 18, Hang Chùa đã được khai thác, hang được biến thành chùa bởi những vị tu hành đạo cao, đức trọng. Gọi là Hang Chùa vì tại 4 động ở núi này thì có tới 2 động có chùa ở trong đó. Theo các nhà khảo cổ học thì Hang Chùa cũng là nơi phát hiện ra dấu vết khảo cổ học thuộc nền “Văn hoá Hoà Bình”. Trong hang 2 và hang 3, đã tìm thấy các trầm tích hoá thạch thức ăn của ngư­ời xư­a như­ vỏ ốc, vỏ sò, mảnh công cụ… Núi Chùa Hang nằm giữa cánh đồng thuộc thôn Đồng Mai, núi Đọc và thôn Á Đồng, xã Yên Trị gồm có 2 chùa là Chùa Hang 1 và Chùa Hang 2. Ngư­ời xư­a đã lợi dụng địa thế mái vòm của hang đá để xây dựng công trình chùa gỗ ở bên trong hang, vì mái đá, vòm hang có sức bền để chống, đỡ mư­a nắng. Chùa Hang được xây dựng trong hang thứ 2, có kiến trúc hoàn toàn bằng gỗ, trong chùa có hệ thống tượng Phật được tạc từ thế kỷ 18, đây là một di sản độc đáo đối với di tích tỉnh Hoà Bình, trên những bức cốn là những đường nét hoa văn được chạm trổ cầu kỳ mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.

 

Đồng chí Nguyễn Phi Diệp, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trị cho biết: Với những giá trị đó, năm 2004, Bộ VH, TT & DL đã công nhận là di tịch lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Từ đó đến nay, hàng năm, trong không khí náo nức của mùa xuân mới, chính quyền và người dân địa phương nô nức mở hội chùa Hang để khơi dậy khí thế rộn ràng và tấm lòng thành kính, tôn nghiêm của người dân địa phương đang hướng về điều thiện, nhớ tới cội nguồn với lòng ngưỡng mộ cảnh chùa, cảnh Phật từ bi quảng đại từ bốn phương hội tụ. Những ngày lễ hội thường thu hút hàng chục nghìn lượt người ở khắp các xã, thị trấn trong huyện và cả người dân các huyện, tỉnh giáp ranh về dự. Trước là chiêm ngưỡng cảnh chùa đã được thiên nhiên ban tặng, các bậc tiền nhân dày công xây dựng, giữ gìn. Sau là có nén hương thành kính thắp lên cầu đức Phật ban lộc tiếp tài và cùng tham gia các cuộc giao lưu văn nghệ, thể thao, các trò chơi dân gian vui nhộn.

 

Vào ngày chính hội, chính quyền địa phương chuẩn bị đồ tế lễ dâng hoa, dâng hương lên chùa. Đối với các hộ gia đình, ngay từ sáng sớm họ đã chọn những sản vật ngon nhất trong gia đình để chuẩn bị mâm cỗ dâng lên đức Phật. Sau khi phần lễ kết thúc, tất cả cùng đổ về sân bóng tham gia thi đấu, cổ vũ bóng chuyền, các môn thể thao dân tộc với nhiều phấn khích cho một năm học tập, lao động sản xuất mới.

 

 

                                                                      Hồng Nhung

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục