Tôi lớn lên bên dòng sông Đà yêu thương, biết bao kỷ niệm êm đềm cứ theo tôi mãi mãi. Đứng trên cầu Hòa Bình ngắm nhìn sông nước bao la, mây trời lung linh rực sáng điện hoa. Đập xả nước tung bọt trắng xóa, khung cảnh thật hùng vĩ. Bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ với dòng sông Đà thân thương cứ ùa về trong tôi thổn thức, bâng khuâng như ngày còn tuổi thơ.

Những buổi chiều hè, tôi và đám bạn cùng trang lứa lại rủ nhau ra bờ đê hái cỏ gà, thả diều, bắt bướm. Cả bọn xô nhau reo hò, khi cánh diều bay vút lên trời cao lộng gió. Hương cỏ non thơm phức tỏa lan trong nắng chiều, những chú cỏ gà to mập, có chú râu dài thật đẹp, cả bọn thi nhau chọi gà, bên nào thua bị búng tai. Những trò đuổi bắt bướm trên sườn đê thật là thú vị, những chú bướm đủ màu sắc sặc sỡ thật là đẹp. Chúng tôi mang về đính vào bộ sách sinh vật cảnh. Kỷ niệm sâu sắc làm tôi nhớ mãi là các cuộc thi bơi. Tôi và một số bạn không biết bơi, vì muốn học bơi nên cho chuồn chuồn cắn rốn. Thật ra đó chỉ là trò trẻ con chứ cho chuồn cắn rốn rất đau, khi bị cắn tôi giật mình hét to “Không chơi chuồn cắn rốn đâu, đau lắm, các cậu bơi giỏi phải dạy cho bọn tớ bơi chứ”. Thế là cả lũ ngồi im trên bè gỗ trên sông. Thời đó, Công ty Lâm sản thường kết các cây gỗ lại thành bè gỗ to, thả trôi theo dòng sông Đà, đưa về xuôi sản xuất và tiêu thụ. Khi nghe bạn hướng dẫn cách bơi: nín thở, xoải tay rộng, chân đạp thẳng, nhoài người, rẽ nước. Cả bọn làm theo nhảy ùa xuống nước hụp lặn. Tôi uống no cả bụng nước vì bị chìm nghỉm...

 

Dưới làn nước trong xanh, những cơn gió chiều của mùa hè thật dễ chịu, ngắm cảnh con sông Đà thơ mộng, ấm áp tình quê. Cảnh bờ sông thật náo nhiệt bởi những tiếng cười đùa, trò chuyện ríu rít của mọi người. Từ bờ trái sông Đà là những mái nhà xây của trường học, những chiếc thuyền nan của các bà, các chị chở đò ngang khua nước sang sông. Xa xa, màu trắng những cánh cò bay là là mặt nước, lúc lại vút cao trên không trông thật đẹp. Màu khói lam chiều  theo làn mây trắng, thủng thỉnh xoài mình xuống những dãy nhà đang xoay vần bữa tối. Cảnh quê hương bên dòng sông quê tôi thật thơ mộng. Nhưng khi mùa lũ tới, dòng sông không còn trong xanh êm ả, thay vào đó là một sông Đà đỏ ngầu, hung dữ. Mỗi con sóng dội về từ phía thượng nguồn cuốn theo bao cỏ cây trôi bồng bềnh khắp mặt sông. Từng đoàn thuyền kéo nhau đi vớt củi... Con đê Đà Giang nay ngập chìm trong sóng nước oằn mình gồng lên như thách thức bão giông. Chứng tỏ sức mạnh của con đê như con rồng lớn bao bọc, chở che cho thị xã Hòa Bình bé nhỏ. Mặc dù dòng sông hung dữ nhưng con đê vẫn bám trụ kiên cường như đức tính của người dân Hòa Bình vốn hiền lành, thuần khiết nhưng mạnh mẽ, kiên cường, xây dựng, chiến đấu để bảo vệ quê hương.

 

Mảnh đất nuôi tôi khôn lớn và trưởng thành, có biết bao thế hệ trẻ cùng chung tay xây dựng miền quê để hôm nay, một thành phố Hòa Bình nhỏ bé trở thành một thành phố thủy điện tươi đẹp, quyến rũ. Tiếng hát sông Đà luôn hiện hữu trong tôi:

 

“Dòng sông Đà quê em

Đã làm lên ghềnh thác

Nước reo thành điệu nhạc

Dòng than trắng vô biên...”.

 

Về với dòng sông tràn đầy ký ức tuổi thơ, có lẽ các em thiếu nhi cũng như đoàn người đang hối hả trong nhiều niềm vui chất chứa, cảm xúc trào dâng về những kỷ niệm tuổi thơ không thể nào quên.

 

 

 

 

 

                              Tản văn của Nguyễn Phương Đông

                (SN 843, tổ 5, phường Thái Bình,thành phố Hòa Bình)

 

 

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục