Có nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cộng đồng luôn là niềm mong mỏi của người dân huyện Tân Lạc. (Ảnh: Nhà văn hóa xóm Quắn, xã Gia Mô- Tân Lạc).

Có nhà văn hóa làm nơi sinh hoạt cộng đồng luôn là niềm mong mỏi của người dân huyện Tân Lạc. (Ảnh: Nhà văn hóa xóm Quắn, xã Gia Mô- Tân Lạc).

(HBĐT) - Tân Lạc vốn tự hào là cái nôi của nền văn hóa Hòa Bình, nơi giữ gìn và phát huy tốt bản sắc văn hóa của dân tộc. Các hình thức sinh hoạt cộng đồng trong dân vẫn được duy trì thường xuyên và ngày càng được mở rộng, vì vậy rất cần có nhà văn hóa để làm nơi hội họp. Thế nhưng cho đến nay huyện còn thiếu khá nhiều nhà văn hóa thôn bản và đây cũng là một trong những điểm nghẽn trong tiến trình xây dựng NTM của huyện. Đó là nỗi niềm trăn trở của đồng chí Bùi Thị Tự, Trưởng Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Tân Lạc khi trao đổi với phóng viên.

 

Trong 19 tiêu chuẩn xây dựng xây dựng NTM có 2 tiêu chí thuộc lĩnh vực ngành văn hóa - thông tin (tiêu chí 06 và 16). Từ năm 2011 đến nay, phòng Văn hóa - Thông tin huyện đã thường xuyên bám sát nội dung 02 tiêu chí và đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng về xây dựng nông thôn mới đến các xã, nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân. Thường xuyên chỉ đạo cấp cơ sở lồng ghép công tác xây dựng nông thôn mới vào các hội thi, hội diễn văn nghệ của huyện tổ chức và các đêm giao lưu văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm của dân tộc tại các thôn, xóm trên địa bàn. Phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trung tâm Văn hóa – thể thao huyện tổ chức các đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền xây dựng nông thôn mới tại các cụm xã vùng 135, vùng thượng và vùng trung tâm huyện. Trong 5 năm qua, đã tiến hành được 32 buổi biểu diễn văn nghệ tuyên truyền lưu động chủ đề xây dựng nông thôn mới tại các xã trên địa bàn. Tham mưu cho UBND huyện tuyên truyền công tác xây dựng NTM, đặc biệt là 02 nội dung trong tiêu chí 06 và 16 bằng nhiều hình thức như pano, áp phích, băng zôn, khẩu hiệu, trên sóng phát thanh và truyền hình huyện.

Để góp phần thực hiện tốt tiêu chí số 16, giai đoạn 2011-2015, huyện Tân Lạc đã chú trọng đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy ước nếp sống văn hóa. Với phương châm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là hàng đầu, kết hợp với việc vận dụng có chọn lọc tinh hoa văn hóa đương đại nhằm xây dựng những cá nhân, tập thể và cộng đồng dân cư duy trì nếp sống đẹp. Đến nay, 100% xóm, bản, KDC của huyện Tân Lạc đã có quy ước, hương ước về nếp sống văn hóa. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. Giai đoạn 2011-2015, mỗi năm huyện Tân Lạc có 72% số làng đạt danh hiệu làng văn hóa, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu chung của cả huyện về xây dựng nông thôn mới.

Tuy  nhiên, với tiêu chí số 6, việc đạt chỉ tiêu không hề đơn giản. Điều này xuất phát từ thực tế: đến thời điểm hiện tại toàn huyện  mới có 165/239 làng có nhà văn hóa, khu thể thao thôn xóm. Trong khi theo tiêu trí số 16 đòi hỏi 100% thôn xóm, làng bản, KDC phải có làng văn hóa, và khu thể thao thôn đạt tiêu chuẩn quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Lật lại vấn đề: Vậy những xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM trong năm 2014, 2015 liệu đã đảm bảo tiêu chí 100% thôn, xóm có nhà văn hóa? Chị Tự bày tỏ: Phải nợ tiêu chí này thôi! Thực tế, đến nay một số xã như Tử Nê, Phong Phú, Địch Giáo  (xã đã đạt chuẩn NTM) vẫn còn thiếu 1- 2 nhà văn hóa thôn bản, khu vui chơi thể thao... Thiếu, nhưng vẫn được công nhận, bởi những xã này đã dành được quỹ đất, hoặc đang trong quá trình xây dựng, có cam kết sẽ hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Để khắc phục sự thiếu hụt về tiêu chí nhà văn hóa, huyện đã đưa ra mục tiêu phấn đấu: năm 2016, toàn huyện có 18 xã có nhà văn hóa, khu thể thao xã đạt tiêu chuẩn; có trên 70% hộ gia đình đạt gia đình văn hóa và trên 50% hộ đạt gia đình 3 năm liên tục trở lên. Phấn đấu đến năm 2020 huyện Tân Lạc đạt 75% số xã có nhà văn hóa, khu thể thao xã đạt quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hàng năm có 80% hộ gia đình và 80% làng đạt danh hiệu làng văn hóa.

Xác định rõ: Xây dựng NTM cấp xã về lĩnh vực văn hóa phải có cách làm chủ động, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của từng xã, tránh rập khuôn, máy móc. Huy động tối đa các nguồn lực xã hội hóa về văn hóa.  Công tác tuyên truyền phải thường xuyên, liên tục làm thế nào để mọi cán bộ đảng viên và nhân dân nhận thức đầy đủ quan điểm, nội dung, mục tiêu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, những công việc phải làm, lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân. Tuyên truyền để cổ vũ, động viên nhân dân, để mọi người tin tưởng, phấn khởi, đồng thuận, tự giác góp công, góp sức, góp trí tuệ, xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền để tránh nhận thức lệch lạc cho rằng xây dựng nông thôn mới là xây dựng kết cấu hạ tầng, coi nhẹ các nội dung khác, tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước.

Đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể, huyện Tân Lạc đã và đang nỗ lực vượt khó trong khâu xây dựng  nhà văn hóa thôn bản để đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM.

 

 

 

 

                                                                                   Thúy Hằng

 

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục