Toàn cảnh chùa Trường Sa lớn.

Toàn cảnh chùa Trường Sa lớn.

(HBĐT) - Đi lễ chùa đầu năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa trong đời sống mỗi người Việt Nam. Trước chốn tâm linh ấy, trong lòng mỗi người đều hướng thiện, thanh thản, bình yên với những ý nghĩa tốt lành. Đi lễ chùa ở đất liền là vậy. Đi lễ chùa ở Trường Sa - nơi biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc,  ngoài những cảm nhận thanh bình nói chung, trong mỗi người còn cảm thấy đặc biệt trong tim tình yêu và linh hồn của Tổ quốc. 

 

Một sớm trong lành trên đảo Trường Sa Lớn  nơi được coi là thủ đô của huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà). Trong âm thanh dạt dào của sóng, của gió bỗng vang lên tiếng chuông chùa làm lòng người bâng khuâng, khó tả; tiếng tụng kinh trầm ấm của đại đức Thích Nhuận Tựu, trụ trì chùa Trường Sa Lớn... Đó là những âm thanh đầu tiên quen thuộc của một sớm yên lành trên đảo. âm thanh ấy trong nhiều năm qua cứ đều đặn vang lên quen thuộc, gần gũi trong lòng mỗi cán bộ, chiến sĩ và người dân nơi đảo xa.

 

   Chùa Trường Sa Lớn được tọa lạc trên đảo khang trang, bề thế. Chùa  không đông đúc như ở đất liền trong dịp đầu năm hoặc ngày rằm, mùng 1. Chùa ở Trường Sa ngày nào cũng nhẹ nhàng, gần gũi, ấm cúng với những người dân và cán bộ, chiến sĩ trên đảo. Trong không khí bình dị khi đoàn công tác vùng 4 hải quân ra thăm đảo, lịch trình không thể thiếu đó là đi lễ chùa.

 

   Trong tiếng vang vọng thiêng liêng, đều đặn của chuông chùa mỗi sớm, đại đức Thích Nhuận Tựu lại tụng kinh, nguyện cầu cho biển, đảo không còn tranh chấp, cầu cho quân, dân trên đảo được bình yên, gia đình hưng thịnh.

 

Đại đức Thích Nhuận Tựu, trụ trì chùa Trường Sa Lớn tụng kinh, nguyện cầu cho biển, đảo không còn sự tranh chấp, quân dân trên đảo được bình yên, gia đình hưng thịnh.

 

   Chị Võ Thị Thu Sai, người dân thị trấn Trường Sa cho biết: Tôi và gia đình cũng như các hộ dân khác trên đảo luôn cảm thấy hạnh phúc và vinh dự khi được sống ở đảo. Dù là nơi xa xôi nhất của Tổ quốc vậy mà có ngôi chùa lớn, khang trang, bề thế. Chính vì vậy không chỉ trong mỗi lần đi lễ chùa mà những ngày tháng sinh sống trên đảo tôi và các hộ dân luôn cảm thấy thanh thản, yên bình.

 

   Trên quần đảo Trường Sa, các đảo như: Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Nam Yết, chính điện chùa Trường Sa Lớn sự hiện diện của những ngôi chùa như thế của một quần đảo của nước ta có chủ quyền của Việt Nam là một điều tất yếu khách quan trong cộng đồng dân cư. Là minh chứng cho tôn giáo, nhất là Phật giáo luôn đồng hành cùng với sự phát triển của dân tộc. ở đâu có người dân sinh sống, ở đó có cuộc sống tâm linh hướng thiện.

 

    Trung tá Đỗ Thế Tuyến, Chủ tịch UBND thị trấn Trường Sa, Trưởng đảo Trường Sa Lớn cho biết: Cùng với các công trình khác, trên đảo có các công trình tâm linh như: Chùa Trường Sa, nhà tưởng niệm Bác Hồ, nghĩa trang liệt sĩ Trường Sa... Đây là những công trình tâm linh có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ và người dân trên đảo. Đầu tiên, thể hiện được nét văn hóa dân tộc làng xã của dân tộc Việt Nam có từ ngàn đời nay; thể hiện được đời sống tâm linh trong sáng, lành mạnh, tạo động lực để mỗi cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, góp phần xây dựng đảo ngày càng mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường và có đời sống văn hóa quân sự gắn liền với văn hóa khu dân cư trên đảo.

 

    Những ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa hiện nay không chỉ là công trình thiêng liêng của quân, dân huyện đảo, là biểu tượng cốt cách sinh động của văn hóa quê hương và tình thương giống nòi mà còn là điểm hẹn văn hóa thuần khiết, tinh tế nhất của triệu triệu con tim trên khắp mọi miền đất nước. Để mỗi khi đến Trường Sa, mỗi người như tìm thấy trong tim mình có linh hồn của Tổ quốc.

 

 

                                                                              Hồng Duyên

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục