(HBĐT) - Mùa xuân nay, chúng tôi có dịp ngược lên miền đất Thung Rếch, một vùng đất mà đến cái tên cũng đã gợi vẻ nguyên sơ, hứa hẹn những vẻ đẹp chưa bị phai nhạt bởi cuộc sống hiện đại.

    Xe chúng tôi lao nhanh trên tỉnh lộ 12B trên đất Mường Kim Bôi, qua Tú Sơn, địa danh có cửu thác với khu du lịch nổi tiếng, xe chúng tôi giờ mới ngược lên Thung Rếch. Con đường nhỏ đã đổ bê tông dẫn thẳng lên núi, anh tài xế phải liên tục bấm còi sợ gặp xe đi ngược khuất tầm nhìn. ở đây sương mù đậm, những bông hoa xuyến chi, cây bông hôi nở dọc hai bên đường. Một bác đi cùng đoàn bảo, cách đây 40 năm, bác đã từng qua đây, khi ấy làm gì đã có con đường, bác phải trèo qua những mỏm đá để vào nơi này, núi rừng còn âm u, hoang vắng lắm...

 

   Xe lên tới hết con dốc là thấy trời quang, hửng sáng hơn. Thật lạ, mải miết bám cua lên cao thế, ai ngờ lại như vừa chui xuống  thung sâu mà ngước nhìn lên. Trên kia là sương khói phủ kín những đỉnh núi, dưới này là mướt mát của cây, lá rì rào trong gió xuân, cảm giác như lạc vào một thế giới khác. ở đây chỉ thấy mía xanh ngắt một màu, những thân mía vàng óng ả trong gió đọng từng giọt mật đất đồi. Chỉ ra giêng, mía sẽ được chở về nhà máy. Cũng lạ, dường như ở nơi cao vời này, ngày ngày mặt trời thức dậy muộn hơn, những tia nắng, sự ấm áp đến muộn hơn, trong khi phải đón hạt mưa, cơn gió lạnh trước đồng bằng bởi thế thiên nhiên đã bù đắp cho Thung Rếch mùa xuân đến sớm. ở đây tuy cao nhưng không phải vùng đồi nên xung quanh những căn nhà gỗ là những đụn lõi ngô dùng làm chất đốt, những căn nhà ở đây được làm từ những cây gỗ quý mà khi mới chuyển về đây bà con đã xẻ ra thưng ván chắn gió núi, mưa rừng.

 

   Theo những gì chúng tôi biết, những xóm người Dao ở đây thuộc một nhánh của đồng bào Dao Tiền từ bờ bên kia sông Đà vượt qua bến Thung Nai rồi ngược lên đây. Bước vào căn nhà gỗ của một gia đình, cuộc sống của bà con nơi đây đã có phần khá giả nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa riêng. Tình cờ, ngước lên tường nhà, sà nhà, tôi bắt gặp những nét vẽ mộc mạc, cách bài trí của thập niên 80 của thế kỷ trước. Vẫn là hình ảnh những cuốn thư đón xuân với khẩu hiệu như “Tổ quốc phồn vinh, gia đình hạnh phúc”, hình ảnh đôi bồ câu và những chiếc đèn lồng..., tất cả gợi nhớ ký ức về một thời xưa khi chưa dâng nước lòng hồ sông Đà. ở đây, không có hang động, cảnh quan nổi bật nhưng chính vẻ đẹp hoang sơ lại là một sức hút. Dù chỉ thuộc một nhánh Dao Tiền nhưng bà con ở đây vẫn duy trì nghi thức Tết nhảy gợi. Được   biết, mỗi năm ở đây thường có một vài gia đình sẽ tiến hành nghi lễ này. Được dự Tết nhảy của đồng bào Dao là điều may mắn với mỗi du khách.

 

   Men rượu ngô đã lâng lâng, bước ra sân vẫn thấy màn mưa bụi bay trong một chiều  xuân.  Dường như vẫn còn nhiều câu chuyện hay ấn giấu nơi Thung Rếch hoang sơ được ví như đặc khu mía đường của tỉnh. Hẳn là mấy hôm nay trong ngôi nhà gỗ vang lên tiếng cười vui. Trên những con đường, bên cạnh màu xanh ngút ngát của ngô, mía là màu đỏ sắc đào tô thắm cho một vùng thung đậm sắc xuân. Thung Rếch, hẹn một ngày trở lại.

 

 

 

                                                             Việt Phương(CTV)

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục