Đến với bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) du khách nước ngoài  được trải nghiệm và tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng đặc sắc của dân tộc Thái.

Đến với bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) du khách nước ngoài được trải nghiệm và tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng đặc sắc của dân tộc Thái.

(HBĐT) - Đó là giải pháp quan trọng hàng đầu sẽ được Hiệp hội Du lịch tỉnh chú trọng thực hiện trong nhiệm kỳ II (2015 - 2020) nhằm hiện thực hóa những kỳ vọng dành cho du lịch của tỉnh. Để có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, Hiệp hội sẽ tích cực vận động sự tham gia và liên kết chặt chẽ giữa các hội viên, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Xác định các sản phẩm du lịch là thế mạnh của địa phương như du lịch văn hóa, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái và mạo hiểm, du lịch cộng đồng...

 

   Là doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Du lịch tỉnh, Công ty CP Du lịch Hòa Bình có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và du lịch tại tỉnh. Trong hơn 1 năm qua, Công ty đổi mới trong tư duy lãnh đạo, năng lực tài chính và quyết tâm nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo chuyển biến tích cực góp phần phát triển du lịch Hòa Bình. Công ty đã đầu tư khoảng 70 tỷ đồng xây dựng mới lại Khách sạn Hòa Bình theo tiêu chuẩn 3 sao quy mô 54 phòng theo kiến trúc nhà sàn người Mường, người Thái, không gian mở, gần gũi thiên nhiên và lấy bản sắc văn hóa Hòa Bình làm nền tảng trong toàn bộ thiết kế và dịch vụ của khách sạn. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú, tại Khách sạn Hòa Bình, Công ty còn dành nhiều tâm huyết cho  khai thác tiềm năng du lịch của lòng hồ Hòa Bình - vốn được xem là nơi hội đủ các yếu tố để trở thành khu vực trọng điểm du lịch quốc gia. Đây là khu vực hồ rộng lớn có dung tích 9,5 tỷ m3 nước và 47 đảo lớn, nhỏ với cảnh quan sơn thủy hữu tình gắn với quần thể các di tích danh thắng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa - lịch sử đặc sắc. Để góp phần khai thác lòng hồ Hòa Bình trở thành sản phẩm du lịch đặc biệt hấp dẫn, Công ty CP Du lịch Hòa Bình đã đầu tư 47 tỷ đồng để đóng 2 du thuyền hiện đại tiêu chuẩn 3 sao có sức chứa từ 120 - 180 khách cùng với 2 tender chuyên dụng cho các nhóm khách nhỏ từ 20 - 30 khách. Sự đầu tư mạnh tay này đã mở ra lần đầu tiên trên lòng hồ Hòa Bình một dịch vụ vận chuyển du lịch cao cấp, hiện đại và tương xứng với vẻ đẹp kỳ vĩ của Vịnh Hạ Long trên núi.

           

   Ông Vũ Duy Bổng, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Du lịch Hòa Bình trao đổi: Chúng tôi đầu tư dịch vụ du thuyền trên lòng hồ Hòa Bình với mong muốn cung cấp cho du khách những sản phẩm du lịch hấp dẫn, từ đó khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch nơi đây. Trong quá trình xây dựng và phát triển sản phẩm, chúng tôi nhận thấy lòng hồ Hòa Bình nói riêng và du lịch Hòa Bình nói chung hội tụ đầy đủ yếu tố để có thể phát triển mạnh và bền vững. Vấn đề là cần huy động được các nguồn lực, tăng cường sự liên kết để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng và hấp dẫn.

 

   Với nỗ lực tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, vài năm lại đây, sức hút của du lịch Hòa Bình đã được cải thiện đáng kể. Dựa trên nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, các doanh nghiệp đã đầu tư phát triển được nhiều sản phẩm mới, tạo thành những khu, điểm du lịch thu hút nhiều du khách thập phương, điển hình như du lịch cộng đồng tại bản Lác (Mai Châu), xóm ải (Tân Lạc), du lịch khám phá tại vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc (Mai Châu), du lịch nghỉ dưỡng tại khu suối khoáng nóng Kim Bôi (Kim Bôi), du lịch tâm linh tại chùa Tiên (Lạc Thủy), đền Bờ (Đà Bắc)  Bám sát định hướng này trong các năm tiếp theo, Hiệp hội Du lịch sẽ tăng cường các hoạt động hợp tác phát triển sản phẩm, chú trọng triển khai các chương trình hợp tác liên kết giữa các hội viên và doanh nghiệp, đồng thời mở rộng kết nối với các địa phương khác để phát triển sản phẩm du lịch tại Hòa Bình. Cụ thể, Hiệp hội sẽ phát huy vai trò đầu mối kết nối với các công ty lữ hành đến Hòa Bình khảo sát xây dựng sản phẩm du lịch; phối hợp tư vấn cho các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư khai thác có hiệu quả tài nguyên để xây dựng thành sản phẩm du lịch đặc trưng ở từng địa phương, sau đó kết nối tạo thành các tour, tuyến du lịch để thu hút du khách; vận động các đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư nâng cấp chất lượng cơ sở lưu trú du lịch theo tiêu chuẩn và quy hoạch của tỉnh.      

 

   Hiện nay, Hiệp hội Du lịch tỉnh có 92 hội viên. Trong nhiệm kỳ 2009 - 2014, Hiệp hội đã thành lập 2 chi hội trực thuộc là chi hội du lịch sinh thái Ngọc Sơn - Ngổ Luông với hơn 20 hội viên, chi hội khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ với trên 40 hội viên. Với nhiều hoạt động thiết thực và đạt hiệu quả cao, Hiệp hội đã góp phần tích cực tạo thêm sức hút cho du lịch Hòa Bình. Năm 2015, toàn tỉnh đã đóntrên 2,5 triêu lươt khach du lich ong đo khach quôc tê trên 222.000 lươtch nôi đia trên 2,3 triêu lươt, thu nhâp từ du lich đat trên 831 ty đông. huy kết quả đạt được, trong những năm tiếp theo, Hiệp hội Du lịch tỉnh sẽ tiếp tục phát huy vai trò, triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm góp phần tích cực xây dựng nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo nên sức hấp dẫn thực sự mang tên du lịch Hòa Bình.

 

 

                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục