Những người làm nghề truyền thống nỗ lực phát triển thương hiệu, nâng cao thu nhập từ sản phẩm rượu cần. Ảnh: Bà Bùi Thị Cùi, chủ cơ sở sản xuất rượu cần Cùi Duôi gìn giữ thương hiệu rượu cần Mường Vang.

Những người làm nghề truyền thống nỗ lực phát triển thương hiệu, nâng cao thu nhập từ sản phẩm rượu cần. Ảnh: Bà Bùi Thị Cùi, chủ cơ sở sản xuất rượu cần Cùi Duôi gìn giữ thương hiệu rượu cần Mường Vang.

(HBĐT) - Ở một nơi ồn ào phố thị (tổ 3, phường Phương Lâm - thành phố Hòa Bình) có khu phố mà nhiều người quen gọi là “làng rượu cần”. Gọi vậy là bởi tính đến nay vài chục năm có lẻ, các hộ dân nơi đây sống bằng nghề làm rượu cần, bền bỉ giữ cả những nét văn hóa cổ truyền của người Mường Vang (Lạc Sơn) trong đó.

 

Bà Bùi Thị Cùi được biết đến  là người đầu tiên mang thương hiệu rượu cần Mường Vang đến với thị trường gần, xa. Theo lời bà kể, từ thời mới về làm dâu, mẹ chồng đã dạy bà công thức để làm ra vò rượu thơm ngon. Để rồi đến khi chuyển từ Lạc Sơn ra ngoài này định cư, bà vẫn không quên vào những ngày lễ trọng của gia đình tự tay chuẩn bị vò rượu ngon thết khách. Nhiều người biết tiếng tìm đến bà nhờ đặt làm, nhu cầu mỗi lúc một nhiều, dần dà bà mở hẳn  một cơ sở chuyên sản xuất rượu cần lấy nhãn hiệu rượu cần Mường Vang Cùi Duôi. Đông khách, gia đình bà thuê thêm người phụ việc nhưng toàn bộ quy trình làm rượu cần đều riêng một mình bà đảm nhiệm.  

Để làm rượu cần, nguyên liệu gồm gạo nếp, trấu và men. Thành phần chính quyết định rượu ngon hay nhạt là ở men rượu. Để làm ra một vò rượu ngon theo công thức bà Cùi chia sẻ thì trước tiên phải rửa trấu thật sạch, gạo nếp vo và ngâm kỹ cho bở từ ngày hôm trước để đến sáng sớm hôm sau đem vớt, đãi sạch lần nữa trước khi trộn lẫn với trấu và cho vào đồ. Sau vài giờ, cơm nếp trộn trấu đồ đã chín đem xúc ra mẹt, tãi đều chờ nguội rồi rắc men vào. Đặc biệt, thứ men mà bà dùng và chỉ dùng là men lá tự chế, giúp rượu dậy mùi thơm, vị ngọt đậm đà lẫn cay nồng, tốt cho sức khỏe. Sau đó, cơm nếp, trấu và men trộn được ủ kỹ trong 24 giờ đồng hồ vừa đủ thời gian để bốc men. Lúc này, đến công đoạn lấy ra ấn vào vò, bịt chặt miệng vò và cuối cùng là chờ đợi khoảng 20 hôm đến 1 tháng để thưởng thức món đồ uống hương vị đặc biệt.  

Nếu bảo quản tốt, rượu cần có thể để được 3 năm. Kinh nghiệm để ra vò rượu có chất lượng là không được bỏ qua bất cứ công đoạn nào và đặc biệt phải tuân thủ khâu vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ hộ làm nghề rượu cần đầu tiên là bà Bùi Thị Cùi, nhiều hộ khác (hầu hết là những người làm dâu quê gốc Mường Vang) trong khu phố cũng rủ nhau làm nghề. Hiện “làng rượu cần” đã có 19 hộ sản xuất, kinh doanh. Các hộ ở đây cho biết: Làm rượu cần không nặng nhọc nhưng phải thức khuya, dậy sớm, ngày nào làm rượu thường phải chuẩn bị nguyên liệu kỹ từ hôm trước, sang đến 2 - 3 giờ sáng hôm sau là dậy nổi lửa, bắc chõ lên rồi. Công đoạn làm rượu nghe thì dễ nhưng để có rượu ngon, mỗi công đoạn yêu cầu phải thật cẩn thận, tỉ mẩn. Đổi lại, rượu cần là thứ đồ uống được nhiều người ưa chuộng, người trong làng sản xuất ra bao nhiêu, bán hết bấy nhiêu. Các hộ cung ứng chủ yếu theo đơn đặt hàng và nhu cầu của khách.  

Dịp Tết, mùa lễ hội hàng năm là thời điểm “làng rượu cần” bận rộn với việc làm nghề. Các vò rượu được chuẩn bị trước đó cả tháng để kịp phục vụ. Muốn vậy, hầu như ngày nào các hộ cũng phải dậy từ sớm để làm rượu, sản xuất ngày gối ngày mới đảm bảo cung cấp đủ số lượng vò rượu khách đặt hàng, chưa kể để dành ra một số mẻ phục vụ nhu cầu khách lẻ. Với các hộ làm nhiều, bình quân xuất bán từ 5.000 - 6.000 vò rượu/năm, các hộ còn lại xuất bán ra dao động 2.000 - 3.000 vò/năm. Lượng vò rượu tiêu thụ chủ yếu vào dịp Tết, bình quân hàng tháng bán được  200 - 300 vò.  

Tới thăm cơ sở sản xuất rượu cần Thanh Trinh của bà Bùi Thị Trinh, nghe bà trải lòng thì nghề làm rượu cần được xem như nghề gia truyền của phụ nữ người dân tộc Mường. Theo truyền thống, trong các gia đình làm rượu cần gia truyền, công thức làm rượu sẽ được truyền lại cho con dâu để lưu giữ cho các đời sau. Đàn ông trong nhà thường không biết công thức và cũng không tham gia vào việc làm rượu. Tuy thức uống này không phải hàng hóa thiết yếu như cơm hay thực phẩm nhưng lại có sức hút bản sắc văn hóa đặc biệt. Quan trọng để giữ nghề và chữ tín thương hiệu làng nghề rượu cần Mường Vang, các hộ luôn tâm niệm làm đúng các công đoạn đã được truyền dạy, bảo quản tốt để người tiêu dùng yên tâm vệ sinh an toàn thực phẩm. 

 Những hộ làm nghề rượu cần ở đây lý giải: rượu cần là bản sắc cổ truyền, sở dĩ gọi là rượu cần bởi là món đồ uống không thể không có khi gia đình, làng xóm có việc vui. Thêm vào đó, rượu được uống bằng cần tạo không khi đông vui mang tính cộng đồng đoàn kết. Sản phẩm của “làng rượu cần” hiện đã có mặt nhiều nơi, người dân Hòa Bình đi xa mang làm quà tặng nhiều, khách từ Bắc chí Nam, khách nước ngoài đến với địa phương cũng thích thú thưởng thức rượu cần và không quên đặt mua vài vò để người thân cùng được nếm hương vị men say. Cứ thế, làng nghề rượu cần duy trì, phát triển thêm lên. Thu nhập từ nghề cũng góp phần đảm bảo  trang trải cuộc sống. Hộ sản xuất   ít nhất cũng có lợi nhuận 60 - 70 triệu đồng/năm, hộ lợi nhuận       cao đạt trên, dưới 200 triệu đồng/năm. Không ít hộ nhờ gắn bó với nghề làm rượu cần truyền thống mà có thu nhập ổn định, đời sống sung túc.  

                                                                         Bùi Minh

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục