Người đổi tiền lẻ rong hoạt động tại khu di tích lịch sử văn hóa, danh thắng chùa Tiên.

Người đổi tiền lẻ rong hoạt động tại khu di tích lịch sử văn hóa, danh thắng chùa Tiên.

(HBĐT) - Lễ hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy) khai hội vào ngày mùng 4 tháng giêng âm lịch hàng năm là một trong những lễ hội lớn nhất của tỉnh, thu hút đông đảo du khách thập phương. Cứ mỗi độ xuân về, hàng ngàn phật tử, du khách lại nô nức trẩy hội, hòa mình vào các hoạt động văn hóa truyền thống, tâm linh hướng thiện và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt mỹ của tạo hóa.

 

Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh thắng chùa Tiên rộng 53 ha với 20 điểm di tích. Trong đó, 16 điểm di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia (5 điểm thuộc loại hình di tích lịch sử văn hoá, 11 điểm thuộc loại hình thắng cảnh). Đền Trình thờ tam vị đức Thánh ông, đền Mẫu thờ mẹ, động Tam Toà có 3 toà động đẹp lung linh huyền ảo... Mỗi điểm di tích đều chứa đựng những giá trị văn hoá, lịch sử với nhiều trầm tích còn nguyên bản và muôn hình vạn dạng như bầu sữa mẹ, bọc trăm trứng, đài sen...

 

Bắt đầu từ mùa lễ hội năm 2012, BQL di tích của huyện được thành lập và quản lý khu chùa Tiên thay cho xã Phú Lão. BQL di tích huyện đã thành lập các tiểu ban và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Huyện cũng đã huy động các nguồn vốn đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở như đường giao thông, điện; trùng tu, tôn tạo các di tích. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác đảm bảo ANTT, vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP có nhiều chuyển biến tốt. Công tác hướng dẫn khách thăm quan bài bản, chặt chẽ hơn đã hạn chế tối đa tình trạng ăn xin, cờ bạc trá hình, mất cắp... Qua đó tạo thiện cảm cho du khách đến thăm quan. Hàng năm, khu du lịch chùa Tiên đón trên 300.000 lượt khách thăm quan, tạo việc làm cho nhiều lao động trong suốt mùa lễ hội. Từ đầu mùa lễ hội năm nay đến trung tuần tháng 3 đã có trên 100.00 lượt khách thăm quan.

 

Để đảm bảo hoạt động lễ hội diễn ra lành mạnh, ý nghĩa, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, BQL di tích huyện thường xuyên phát loa thông báo nội quy thăm quan. Nội dung đi vào những việc cụ thể như: không đổi tiền lẻ, không hoạt động cờ bạc, không ăn xin; đốt vàng mã đúng nơi quy định, cảnh giác với tình trạng trộm cắp... Tuy nhiên, theo quan sát của phóng viên, vẫn còn hiện tượng nhiều người đổi tiền lẻ rong, tỷ lệ chênh lệch từ 8.000  - 9.000 đồng lấy 10.000 đồng. Nhiều quán bán hàng trong khu vực di tích cũng có dịch vụ đổi tiền lẻ. Theo quy định, mỗi ban thờ chỉ để 1 hòm công đức nhưng tại nhiều điểm có cả hòm công đức và đĩa tiền giọt dầu. Có ban thờ có từ 2  - 3 đĩa tiền giọt dầu. Một số hòm công đức được làm bằng kính trong suốt, gây phản cảm. Giấy ghi công đức tại một số điểm chưa theo mẫu do BQL di tích phát hành. Nhiều điểm di tích thuộc loại hình thắng cảnh nhưng vẫn đặt các ban thờ. Đặc biệt, còn hiện tượng cờ bạc dưới hình thức đánh bài ăn tiền ngay dưới chân tượng Phật, dắt tiền vào tay tượng làm mất tính trang nghiêm nơi cửa chùa. Ngoài ra, các xe điện hoạt động trong khu vực chùa Tiên chưa được đăng ký lưu hành tại phòng CSGT (Công an tỉnh), khó khăn trong công tác quản lý và xử lý trách nhiệm nếu xảy ra TNGT. Khu du lịch này cũng chưa có phương án chữa cháy, chưa thành lập đội chữa cháy cơ sở, bình chữa cháy tại chỗ còn thiếu, một số bình đã hết tác dụng.

 

Bà Quách Thị Thanh, Trưởng BQL di tích huyện Lạc Thủy cho biết: Nhìn chung, tình hình ANTT từ đầu lễ hội chùa Tiên đến nay cơ bản được đảm bảo, không xảy ra đánh nhau, mất cắp, chèo kéo khách, TNGT. BQL tổ chức các đợt kiểm tra để phát hiện, nhắc nhở các sai phạm nhưng sau khi đoàn đi thì gần như lại như cũ. Khó khăn hiện nay là BQL chỉ trực tiếp quản lý 3 điểm là đền Mẫu, chùa Tiên, đền Trình và đã gắn camera. Các điểm còn lại do các thủ từ sở tại phối hợp quản lý. Do BQL chỉ có thể nhắc nhở, không có chế tài xử phạt nên không có tính chất răn đe. Vì vậy, để hoạt động lễ hội chùa Tiên đi vào nề nếp cần sự phối hợp, vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các thủ từ, nhân dân và du khách cũng cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm các nội quy, quy định của BQL di tích, Luật Di sản văn hóa, Pháp lệnh Tôn giáo tín ngưỡng. Không vì lợi nhuận mà thương mại hóa lễ hội, cần xây dựng hình ảnh đẹp cho chùa Tiên vì sự phát triển bền vững.

 

 

     

                                                              Cẩm Lệ

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục