Theo Reuters và TTXVN, tám công dân Afghasnitan bị Đức trục xuất đã về đến thủ đô Ca-bun ngày 13-9, sau khi Berlin nối lại việc hồi hương người tị nạn Afghasnitan.


Cảnh sát Ru-ma-ni cứu người di cư đưa về cảng ở Biển Đen. Ảnh AP

Đây là đợt hồi hương người tị nạn Afghasnitan thứ sáu mà Đức thực hiện kể từ tháng 12-2016 theo một thỏa thuận giữa Afghasnitan và Liên hiệp châu Âu (EU) nhằm hạn chế làn sóng người di cư. Kể từ khi số người tị nạn vào Đức vượt một triệu người trong năm 2015, Chính phủ Đức thể hiện lập trường cứng rắn hơn đối với vấn đề người tị nạn.

* Cùng ngày, giới chức Romania thông báo đã cứu được 153 người di cư trên một con thuyền ở Biển Đen trong thời tiết xấu. Đây là vụ giải cứu người di cư thứ năm kể từ tháng 8 tại Romania, trong bối cảnh xuất hiện quan ngại về khả năng Biển Đen trở thành tuyến đường biển mới để người di cư châu Phi đến châu Âu. Trong sáu tháng đầu năm nay, khoảng 2.500 người nước ngoài đã cố tình vượt biên giới Romania trái phép, tăng gấp năm lần so cùng kỳ năm ngoái.

* Người đứng đầu lực lượng cảnh sát CH Czech T.Tu-hi cho biết, Prague đã triển khai thêm 1.100 cảnh sát ở nước ngoài nhằm kiểm soát dòng người di cư tại các đường biên giới châu Âu. Kể từ khi cuộc khủng hoảng người di cư bùng phát vào năm 2015 đến nay, đã có 760 cảnh sát Czech được cử làm nhiệm vụ tại các quốc gia trên tuyến đường Ban-căng mà hàng trăm nghìn người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng để trốn sang Trung Âu.

* Liên quan bảo vệ chặt chẽ đường biên giới vành ngoài EU, Bộ trưởng Nội vụ CH Czech M. Chovanec nêu rõ, Prague có thể tham gia nỗ lực giải quyết khủng hoảng bằng hình thức khác chứ không nhất thiết phải tiếp nhận người tị nạn. Trước đó, Tổng thống CH Czech M. Zeman cũng tuyên bố Czech không chấp nhận các cơ chế bắt buộc về phân bổ người di cư giữa các nước thành viên trong EU. EU đã thông qua chương trình phân bổ hạn ngạch người di cư với mục tiêu tái định cư cho 160.000 người tị nạn, nhưng vấp phải sự phản đối của một số nước Đông Âu.

                                                 Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Latvia có Tổng thống mới

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 31/5, Quốc hội Latvia đã bầu Ngoại trưởng Edgar Rinkevics làm tổng thống mới ở quốc gia Baltic 1,9 triệu dân này.

Tổn thất do thuốc lá gây ra với kinh tế toàn cầu lên tới 1.400 tỷ USD mỗi năm

Ngành công nghiệp sản xuất thuốc lá thường được quảng cáo là có ý nghĩa với phát triển kinh tế, trên thực tế chỉ đóng góp chưa đến 1% GDP toàn cầu.

Tòa án Libya kết án tử hình 23 thành viên của IS

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, ngày 30/5, Tòa án thành phố Misrata, miền Tây Libya đã tuyên án tử hình 23 thành viên của tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng với nhiều tội danh, trong đó có vụ hành quyết 21 tín đồ Cơ đốc giáo dòng Coptic của Ai Cập tại thành phố Sirte hồi đầu năm 2015.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục