Lào đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay ở mức 6,7%, cao hơn so năm ngoái là 6,5%. Mức tăng trưởng này được coi là cao trong khu vực trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới là Mỹ và Trung Quốc đang có xung đột, gây ảnh hưởng tới các nước, nhất là các nước nhỏ và giáp biên giới với Trung Quốc.


Lào tiếp tục cần nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài để tăng trưởng kinh tế. (Trong ảnh: Toàn cảnh Thủ đô Vientiane, Lào)

Năm 2018, mặc dù gánh chịu những thiệt hại nặng nề do thiên tai, bão lũ gây ra, tuy nhiên kinh tế vĩ mô Lào tiếp tục giữ được sự ổn định và bền vững. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người đạt 2.599 USD, cao hơn so với mục tiêu 2.536 USD mà Nghị quyết Quốc hội đề ra; tổng thu nhập quốc gia (GNI) theo bình quân đầu người đạt 2.209 USD, cao hơn so với kế hoạch; tỷ lệ lạm phát ở mức thấp; đầu tư của khu vực nhà nước giảm nhẹ so kế hoạch do thiếu vốn ngân sách cũng như viện trợ của nước ngoài có xu hướng giảm. Ngoài ra, thu ngân sách năm 2018 chỉ đạt 95,45% kế hoạch đề ra.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019, Lào phấn đấu đạt mục tiêu tăng GDP từ 6,7% trở lên, GDP bình quân đầu người đạt 2.700 USD, kinh tế vĩ mô được bảo đảm ổn định, tiếp tục tập trung khôi phục, củng cố cơ sở hạ tầng bị thiệt hại bởi thiên tai, đồng thời, tập trung phát triển khu vực nông thôn, xóa nghèo, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao tay nghề cho người lao động

Lào đang trong giai đoạn cơ cấu "dân số vàng”, theo thống kê năm 2017, Lào có tới 4,7 triệu dân trong độ tuổi lao động, tương đương 69% dân số. Vì vậy chính phủ Lào đang lên kế hoạch đào tạo nghề và dạy nghề, để trong hai năm 2019 và 2020 có thể tạo ra hơn 600 nghìn lao động mới. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã đề ra, Lào cần đầu tư vào nền kinh tế trong năm 2019 khoảng 5 tỷ USD, tương đương 26,8% của GDP.

 

                      TheoNhandan

Các tin khác


Kế hoạch phòng thủ dân sự của Thụy Điển cho tình huống xung đột lan rộng ở châu Âu

Thụy Điển đang tăng cường phòng thủ dân sự, đặc biệt là kế hoạch đảm bảo an ninh năng lượng trong giai đoạn khủng hoảng.

Nga và Ukraine nhất trí trao đổi trẻ em di dời do xung đột

Nga và Ukraine đã nhất trí trao đổi khoảng 50 trẻ em phải di dời sau khi xung đột giữa hai nước bùng phát hồi tháng 2/2022.

Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục