Là quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc hiện có hơn 800 triệu người dùng Internet với hàng triệu giao dịch trên mạng mỗi ngày. Do vậy, việc quản trị không gian mạng bằng pháp luật được nhà nước Trung Quốc hết sức coi trọng.


Trung Quốc khẳng định nỗ lực xây dựng môi trường Internet lành mạnh.

Theo Sách trắng về Tư pháp Internet của ngành tòa án Trung Quốc công bố hôm nay (4-12), việc tăng cường các hoạt động thực thi pháp luật trên mạng góp phần xây dựng các quy tắc giao dịch trên không gian mạng cũng như quy phạm hành vi và giới hạn quyền lợi của người dùng, hoàn thiện hệ thống quy tắc xét xử tư pháp liên quan đến không gian mạng, thúc đẩy quản trị trên mạng bằng pháp luật.

Đáng chú ý, Trung Quốc đã lần lượt thành lập ba tòa án về Internet tại ba thành phố lớn là Bắc Kinh, Hàng Châu và Quảng Châu, thụ lý nhiều vụ án có ảnh hưởng xã hội lớn và ý nghĩa mô phạm trong việc điều chỉnh các giao dịch trên Internet. Đặc biệt là các tòa án này cơ bản áp dụng mô hình xét xử trực tuyến, từ khâu thụ lý hồ sơ, thu thập chứng cứ cho đến xét xử và thi hành, thông qua việc áp dụng nhiều công nghệ hiện đại như dữ liệu lớn (big data), điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Blockchain và Internet vạn vật.

Theo cơ quan chức năng Trung Quốc, việc đẩy mạnh thực thi pháp luật trên không gian mạng sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi như giả mạo lượng người xem, xâm hại quyền sở hữu về dữ liệu, quyền tác giả của các trò chơi trực tuyến.., từ đó bảo vệ môi trường kinh doanh Internet cạnh tranh công bằng, xác lập quy tắc sở hữu, trao đổi và giao dịch các nguồn tài nguyên dữ liệu, bảo vệ quyền tác giả và sở hữu trí tuệ…

Nhiều chuyên gia cho rằng, việc "Internet hóa” các giao dịch xã hội là một xu thế tất yếu, do vậy hoàn thiện hệ thống thực thi pháp luật và tư pháp chuyên ngành liên quan đến Internet là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm quy phạm các giao dịch trên mạng, xác định trách nhiệm của các bên, ngăn chặn việc xâm hại quyền và cạnh tranh không lành mạnh, bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, phòng chống tội phạm mạng…

Theo thống kê, mô hình giải quyết trực tuyến các tranh chấp thông qua Internet nhận được sự đánh giá cao của dư luận xã hội Trung Quốc. Tính đến cuối tháng 10 năm nay, đã có tới 1,16 triệu người dùng và 73.200 luật sư đăng ký, với việc thụ lý trực tuyến hơn 3,14 triệu các vụ việc khác nhau.

TheoNhanDan


Các tin khác


CNN: Binh sĩ Mỹ và Nga hoạt động trong cùng một căn cứ tại Niger

Quân đội Nga và Mỹ đã hoạt động tại cùng một căn cứ quân sự ở Niger trong ít nhất vài tuần.

Mỹ kêu gọi Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn, phản đối Israel tấn công Rafah

Tại cuộc hội kiến Tổng thống Israel Isaac Herzog ở Tel Aviv ngày 1/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cam kết ưu tiên việc đưa con tin về nhà đoàn tụ với gia đình, đồng thời kêu gọi lực lượng Hamas chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn đổi lấy con tin mà Israel đề xuất.

Vụ sập cao tốc tại Trung Quốc: Ít nhất 19 người thiệt mạng

Tân Hoa xã dẫn nguồn chính quyền địa phương cho biết 19 người đã thiệt mạng sau khi một phần đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc bị sập sáng 1/5.

Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Mặt trận Israel - Liban tiếp tục nóng lên bất chấp nỗ lực hòa giải của Pháp

Xuất hiện động lực mới cho hoạt động ngoại giao trên mặt trận Liban khi trọng tâm hiện đã chuyển khỏi sự leo thang giữa Iran - Israel.

G7 đồng thuận về đóng cửa nhà máy điện than trước năm 2035

Theo phóng viên TTXVN tại Italy, các phương tiện truyền thông nước này ngày 29/4 đồng loạt đưa tin về việc Bộ trưởng Năng lượng các nước thành viên Nhóm Các nước công nghiệp phát triển (G7) đã cam kết đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than chậm nhất là vào năm 2035.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục