Ngày 28-9, Chính phủ Thái Lan thông báo nước này sẽ tiếp tục gia hạn Sắc lệnh về tình trạng khẩn cấp thêm một tháng nữa, tới ngày 31-10; đồng thời, thông qua kế hoạch cấp thị thực du lịch đặc biệt, bắt đầu từ ngày 1-10.


Phó Thủ tướng Thái Lan, Wissanu Krea-ngam. (Ảnh: National News Bureau of Thailand)

 

Theo Phó Thủ tướng Thái Lan, Wissanu Krea-ngam, việc gia hạn thêm một tháng đối với tình trạng khẩn cấp sẽ là lần thứ sáu kể từ khi Sắc lệnh này được đưa ra vào tháng 3. Sắc lệnh này cho phép Chính phủ Thái Lan thực thi các biện pháp kiểm dịch bắt buộc và hợp lý hóa các kế hoạch kiểm soát dịch bệnh mà không cần nhiều cơ quan khác nhau phê duyệt.

Người phát ngôn của Trung tâm xử lý tình hình Covid-19, Taweesilp Visanuyothin cho biết thị thực không nhập cư các loại cũng sẽ được cấp cho các doanh nhân không có giấy phép lao động. Những người này khi nhập cảnh vào Thái Lan sẽ phải có bản sao của bảng sao kê ngân hàng cho thấy số tiền gửi trong sáu tháng liên tục không dưới 500.000 baht (khoảng 16,500 USD).  

Theo ước tính, sẽ có khoảng 100.000 chủ thẻ Apec - những doanh nhân được 18 quốc gia Apec sàng lọc và chứng nhận - sẽ được phép nhập cảnh. Tuy nhiên, các thị thực này sẽ chỉ giới hạn đối với những hành khách đến từ các quốc gia có nguy cơ lây nhiễm thấp như New Zealand, Australia, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Thái Lan đã nhanh chóng kiểm soát được sự bùng phát của dịch Covid-19 và từng bước khởi động lại hầu hết các bộ phận của nền kinh tế kể từ tháng 5. Cho đến nay, nước này đã ghi nhận 3.545 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 và 59 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, nền kinh tế Thái Lan đang trên đà suy giảm kỷ lục do ảnh hưởng từ đại dịch, làm gián đoạn thương mại và du lịch quốc tế.

Quốc gia Đông-Nam Á đang cố gắng cân bằng giữa việc giảm thiểu rủi ro lây nhiễm Covid-19 và mở cửa trở lại cho du khách nước ngoài – những người có thể góp phần vực dậy nền kinh tế của nước này. Những du khách nước ngoài khi muốn nhập cảnh vào Thái Lan sẽ cần xin thị thực đặc biệt, kiểm tra Covid-19 trước khi khởi hành; đồng thời đồng ý thực hiện thêm các xét nghiệm và các biện pháp kiểm dịch khi đến nơi.

Trước đó, Bộ Thể thao và Du lịch Thái Lan dự kiến sẽ áp dụng thời gian cách ly bảy ngày đối với du khách từ tháng 11 nếu không phát hiện ca nhiễm Covid-19 trong lượng khách nhập cảnh vào nước này trong tháng 10 tới.

Theo đó, nếu hai nhóm khách du lịch 300 người nước ngoài đầu tiên hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày, bắt đầu từ các ngày 15-10 và 21-10, mà không có ca dương tính với Covid-19, thì cơ quan trên có kế hoạch đề xuất với Chính phủ tăng lượng khác du lịch nhập cảnh mỗi tuần vào cuối tháng 11. Nếu kế hoạch du lịch trên được triển khai thông suốt, cơ quan này sẽ xem xét rút ngắn thời gian cách ly xuống còn bảy ngày trong tháng 11.

                   Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Diễn biến COVID-19 tới 6h sáng 25/9: EU báo động tình hình dịch bệnh; nhiều nước có ca mới cao kỷ lục

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 294.000 ca bệnh COVID-19 và trên 5.500 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là trên 32,2 triệu ca, trong đó trên 986.000 ca tử vong.

LHQ kêu gọi các nước hành động đối phó với ''đại dịch thông tin sai lệch''

LHQ và các tổ chức đối tác ngày 23/9 đã kêu gọi các nước trên toàn thế giới hãy hành động khẩn cấp đối phó với cái mà họ gọi là "đại dịch thông tin sai lệch ” (infodemic) nổi lên cùng với đại dịch COVID-19 trên cả mạng trực tuyến cũng như ở ngoài đời sống thực.

COVID-19 đến 6h sáng 23/9: Ấn Độ vượt 80.000 ca tử vong, châu Âu cuốn vào làn sóng thứ hai

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 248.543 ca mắc COVID-19 và 4.915 ca tử vong, đưa tổng số ca bệnh lên trên 31,7 triệu người, trong đó có trên 973.800 bệnh nhân không qua khỏi. Số ca tử vong tại Ấn Độ đã vượt mốc 80.000.

COVID-19 đến 6h sáng 21/9: Thế giới trên 31 triệu ca bệnh, Ấn Độ trên đà vượt Mỹ

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 239.220 ca mắc COVID-19, đưa tổng số ca bệnh lên trên 31,2 triệu người, trong đó có trên 964.700 ca tử vong.

WHO cảnh báo tốc độ lây lan Covid-19 đáng báo động tại châu Âu

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 17-9 cảnh báo "tình hình rất nghiêm trọng” đang diễn ra tại châu Âu trong bối cảnh "tốc độ lây lan đáng báo động” nổi lên trên khắp "lục địa già”.

Thách thức trong giải quyết vấn đề người di cư

Theo Roi-tơ và TTXVN, Thủ tướng Đức A.Méc-ken ngày 14-9 chỉ trích người đồng cấp Áo về việc từ chối tiếp nhận người tị nạn đang gặp khó khăn do mất nơi ở sau vụ cháy tại trại tị nạn Mô-ri-a trên đảo Lê-xbốt của Hy Lạp. Nhà lãnh đạo Đức cho rằng, Áo không thể đưa ra yêu cầu về các khoản bồi hoàn tài chính trong khi từ chối tiếp nhận người di cư từ trại tị nạn Mô-ri-a. Chính phủ Đức cho biết muốn tiếp nhận 1.500 người di cư đang mắc kẹt sau vụ cháy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục