Nhằm ngăn chặn làn sóng của các biến thể của virus SARS-CoV-2, nhiều quốc gia đã siết chặt khu vực biên giới, trong khi Mỹ yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi sử dụng hầu hết phương tiện giao thông công cộng.


Người lao động chờ tại biên giới giữa Czech và Đức để làm xét nghiệm Covid-19. (Ảnh: EPA)
 

Từ ngày 30-1, Đức cấm hầu hết du khách đến từ các quốc gia bị biến thể mới tấn công nhập cảnh vào nước này. Bộ trưởng Y tế liên bang Đức Jens Spahn cho biết, với khả năng sản xuất đang được mở rộng, Đức đang đặt mua thêm vaccine cho năm 2022 để phòng trường hợp cần dùng tới. Ông cũng kỳ vọng đại dịch sẽ được khống chế phần lớn trong năm nay thông qua việc tiêm chủng cũng như khả năng thích ứng của vaccine với các biến thể.

Bộ trưởng Spahn nhấn mạnh mục tiêu của Chính phủ liên bang Đức là hoàn thành tiêm chủng cho tất cả mọi người thuộc nhóm nguy cơ cao nhất (hơn 80 tuổi) vào cuối tháng 3-2021 và điều này cũng phụ thuộc vào nguồn cung từ hạn ngạch vaccine của châu Âu.

Ông cũng cho biết, các nhà sản xuất vaccine chủ chốt (Biontech, Moderna và AstraZeneca) đã cam kết chuyển giao cho Đức thêm năm triệu liều cho tới cuối tháng 2-2021. Cho tới nay, Đức đã nhận được trên 3,5 triệu liều vaccine, trong đó khoảng 2,2 triệu liều đã được tiêm cho người dân.

Pháp dự kiến đóng cửa biên giới với các nước không thuộc Liên hiệp châu Âu (EU) từ ngày 31-1, trừ các hoạt động đi lại thiết yếu. 

Tại Canada, người nhập cảnh sẽ phải cách ly tại khách sạn và tự trả chi phí cách ly. Các hãng hàng không sẽ tạm ngưng chuyến bay tới các địa điểm ở phía nam.

Tại Mỹ, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch, Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) đã ban hành lệnh yêu cầu người dân trên toàn quốc đeo khẩu trang khi sử dụng hầu hết phương tiện giao thông công cộng để bảo vệ tính mạng bản thân. Lệnh này có hiệu lực trên máy bay, tàu, xe bus, taxi, phà, thuyền... Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp yêu cầu người dân đeo khẩu trang khi di chuyển giữa các bang.

Chính phủ Cuba công bố các biện pháp kiểm dịch đối với khách quốc tế bắt đầu từ ngày 6-2 tới, trong bối cảnh nước này đối mặt với số ca mắc mới Covid-19 trong một ngày ở mức cao kỷ lục với 910 ca.

Theo quy định mới, công dân Cuba sẽ được cách ly miễn phí trong các trung tâm cách ly do chính quyền địa phương thiết lập trên cả nước. Trong khi đó, du khách quốc tế sẽ phải trả tiền ăn ở và dịch vụ tại các khách sạn trong thời gian cách ly.

Ngoài ra, Cuba cũng sẽ giảm các chuyến bay từ Mỹ, Mexico, Panama, Bahamas, Cộng hòa Dominica, Jamaica và Colombia. Việc tạm dừng các chuyến bay từ Trinidad và Tobago, Nicaragua, Guyana và Suriname vẫn tiếp tục có hiệu lực, trong khi các chuyến bay đến từ Haiti sẽ bị hủy. Cuba đã ghi nhận 25.674 ca mắc và 213 ca tử vong kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Dưới đây là thống kê của Worldometers về tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, tính đến 8 giờ ngày 31-1 (giờ Việt Nam):

Thế giới: 103.108.510 ca mắc, 2.227.738 ca tử vong

Thống kê 5 quốc gia có số ca mắc Covid-19 cao nhất thế giới:
1. Mỹ: 26.655.740 ca mắc, 450.381 ca tử vong
2. Ấn Độ: 10.747.091 ca mắc, 154.312 ca tử vong
3. Brazil: 9.176.975 ca mắc, 223.971 ca tử vong
4. Nga: 3.832.080 ca mắc, 72.697 ca tử vong
5. Anh: 3.796.088 ca mắc, 105.571 ca tử vong

Thống kê số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại các quốc gia ASEAN:
1. Indonesia: 1.066.313 ca mắc, 29.728 ca tử vong 
2. Philippines: 523.516 ca mắc, 10.669 ca tử vong
3. Malaysia: 209.661 ca mắc, 746 ca tử vong 
4. Myanmar: 139.864 ca mắc, 3.125 ca tử vong  
5. Singapore: 59.507 ca mắc, 29 ca tử vong
6. Thái Lan: 17.953 ca mắc, 77 ca tử vong
7. Việt Nam: 1.781 ca mắc, 35 ca tử vong
8. Campuchia: 464 ca mắc
9. Brunei: 180 ca mắc, 03 ca tử vong
10. Lào: 44 ca mắc

Thống kê số ca mắc và tử vong do Covid-19 tại các khu vực trên thế giới:
1. Bắc Mỹ: 30.481.494 ca mắc, 650.170 ca tử vong 
2. Châu Âu: 30.152.741 ca mắc, 699.704 ca tử vong
3. Châu Á: 23.021.298 ca mắc, 371.737 ca tử vong 
4. Nam Mỹ: 15.832.156 ca mắc, 414.482 ca tử vong
5. Châu Phi: 3.569.944 ca mắc, 90.554 ca tử vong
6. Châu Đại Dương: 50.156 ca mắc, 1.076 ca tử vong


Theo Báo Nhân dân

Các tin khác


Thị trường nông sản thế giới: Giá gạo ở các vựa lúa gạo tiếp tục giảm

Giá gạo thế giới đã tăng vọt sau khi Ấn Độ áp thuế 20% đối với gạo đồ xuất khẩu từ ngày 25/8, bên cạnh các biện pháp hạn chế xuất khẩu hiện có đối với gạo trắng non-basmati.

Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ Libya hơn 70 triệu USD

Liên hợp quốc kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp khoản viện trợ trị giá 71,4 triệu USD để giúp Libya khắc phục hậu quả thảm họa lũ lụt do bão Daniel gây ra ngày 10/9 vừa qua.

Tháng 9 đặc biệt của tình hữu nghị Việt Nam-Cuba

(HBĐT) - Thời điểm mùa thu tháng 9 luôn gợi lại những ký ức đẹp đẽ trong mối quan hệ hữu nghị bền chặt Việt Nam-Cuba với nhiều sự kiện đáng nhớ: Cuba thành lập Ủy ban đoàn kết đầu tiên với Việt Nam (25/9/1963) và Chủ tịch Fidel castro tới Việt Nam (1973). Mối quan hệ lịch sử Việt Nam-Cuba được nhân dân hai nước không ngừng vun đắp để tiếp nối truyền thống đầy tự hào của tình đồng chí đoàn kết, gắn bó, tin cậy.

Australia điều động thêm lực lượng khống chế cháy rừng lan rộng

Lực lượng tiếp viện đã được điều động để ứng phó với đám cháy rừng lớn ở Lãnh thổ phía Bắc (NT) của Australia trong bối cảnh lửa tiếp tục lan về phía thị trấn Tennant Creek.

Từ Libya tới Trung Quốc, thế giới hứng chịu 8 đợt lũ lụt thảm khốc chỉ trong 11 ngày

Trận lũ lụt thảm khốc ở thành phố Derna (Libya) chỉ là trường hợp mới nhất trong chuỗi các trận mưa dữ dội tấn công nhiều nơi trên thế giới trong hai tuần qua.

Điện chia buồn về thiệt hại do bão Daniel gây ra tại Libya

Được tin cơn bão Daniel xảy ra tại Derna, Libya ngày 10/9 gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ngày 13/9, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã gửi điện chia buồn tới Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Nhà nước Libya Mohammed Yunus Al-Menfi; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Abdul Hamid Dbeibeh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục