Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã bày tỏ sự ủng hộ đối với thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 và kêu gọi Iran đàm phán để quay trở lại với thỏa thuận này.



Lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak ở phía Nam thủ đô Tehran

Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 18/2, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết đã điện đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, trong đó ông Michel khẳng định Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ việc thực thi đầy đủ thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015, hay còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).

Trên mạng xã hội Twitter, ông Michel viết: "Tôi đã điện đàm với Tổng thống Hassan Rouhani. EU ủng hộ việc thực thi đầy đủ JCPOA. Việc duy trì không gian ngoại giao, được củng cố bằng các bước đi tích cực, là điều quan trọng trong giai đoạn này."

Trong cuộc họp diễn ra cùng ngày, ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức và Mỹ đã khẳng định lợi ích an ninh cốt lõi chung của việc duy trì cơ chế không phổ biến vũ khí hạt nhân đối với Iran.

Theo Bộ Ngoại giao Anh, ngoại trưởng 4 nước cũng bày tỏ quan ngại trước việc Iran thông báo nước này gần đây tiếp tục sản xuất urani được làm giàu với độ tinh khiết lên tới 20% cũng như kim loại urani.

Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ đang hợp tác chặt chẽ với các nước đồng minh liên quan đến số phận của JCPOA.

Cách đây vài ngày, Lãnh tụ tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei đã lên tiếng yêu cầu Mỹ đưa ra những hành động cụ thể nếu muốn Iran quay trở lại với JCPOA.

Cùng ngày 18/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố Bắc Kinh luôn tin rằng việc Mỹ quay trở lại với JCPOA là con đường đúng đắn duy nhất để phá vỡ thế bế tắc về hạt nhân với Iran.

Bà Hoa Xuân Oánh kêu gọi tất cả các bên khẩn trương hành động, phối hợp cùng nhau để thực thi những sự đồng thuận đạt được tại cuộc họp ngoại trưởng hồi tháng 12/2020 , thúc đẩy Mỹ quay trở lại JCPOA vô điều kiện sớm nhất có thể và dỡ bỏ mọi biện pháp trừng phạt đối với Tehran.

Trung Quốc cũng kêu gọi tất cả các bên bình tĩnh và kiềm chế, tránh đưa ra những hành động làm căng thẳng thêm trầm trọng và nhường chỗ cho các nỗ lực ngoại giao.

Theo bà Hoa Xuân Oánh, Trung Quốc ủng hộ Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Iran giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại và tham vấn, đồng thời hy vọng tất cả các bên liên quan đóng vai trò có tính xây dựng trong vấn đề này./.

Theo TTXVN

Các tin khác


EU và Pfizer/BionTech điều chỉnh hợp đồng cung cấp vaccine COVID-19

Ngày 26/5, Liên minh châu Âu (EU) và các công ty dược phẩm gồm Pfizer (Mỹ) và BionTech (Đức) thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc sửa đổi hợp đồng cung ứng vaccine phòng bệnh COVID-19, theo đó giảm số lượng vaccine và lùi thời điểm giao hàng đến năm 2026.

Mỹ và Trung Quốc nhất trí thiết lập các kênh liên lạc để tăng cường trao đổi về thương mại

Ngày 25/5, tại thủ đô Washington, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo đã có cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Văn Đào đang thăm Mỹ để thảo luận vấn đề thương mại song phương.

Nhật Bản: Bắt giữ nghi phạm vụ tấn công bằng dao và nổ súng tại tỉnh Nagano

Ngày 26/5, cảnh sát Nhật Bản cho biết đã bắt giữ 1 đối tượng bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công bằng dao và nổ súng khiến tổng cộng 4 người thiệt mạng một ngày trước đó.

Khai mạc Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28

Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"

Tàu mắc cạn khiến kênh đào Suez ùn tắc

Một con tàu đã bị mắc cạn trên kênh đào Suez ở Ai Cập khiến ít nhất 4 tàu khác bị kẹt lại phía sau.

Italy ‘oằn mình’ trước trận lụt lịch sử tồi tệ nhất trong 100 năm

Hai đợt mưa diễn ra cách nhau 15 ngày đã đổ xuống Emilia Romagna - một trong những vùng giàu có nhất tại Italy - lượng nước mưa bằng mức trung bình của cả năm, nhấn chìm hàng chục thành phố và thị trấn, gây ra hàng trăm vụ lở đất và làm tê liệt hơn 500 con đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục