Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ - cơ sở cung cấp vaccine cho chương trình COVAX giờ đây phải chuyển hướng để giải quyết nhu cầu trong nước.


Bệnh nhân COVID-19 được hỗ trợ thở oxy miễn phí tại Ghaziabad, Ấn Độ ngày 24/4/2021. Ảnh: Reuters/TTXVN

Theo báo Anh Guardian, thảm họa đang xảy ra ở Ấn Độ dường như là kịch bản tồi tệ nhất mà nhiều người lo ngại về đại dịch COVID-19: không có đủ giường bệnh chữa trị, không thể xét nghiệm, thiếu hụt trầm trọng thuốc men và oxy, đất nước 1,4 tỷ dân đang hứng chịu cơn bão COVID-19 mà chưa thấy hồi kết.

Với nguồn cung vaccine toàn cầu khó có thể dư dả cho đến cuối năm nay, điều cần thiết bây giờ là các nhà lãnh đạo quốc tế cần phải nhận ra bất chấp mục tiêu sau cùng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sáng kiến COVAX là phân phối công bằng các mũi tiêm, đại dịch COVID-19 sẽ có lúc đòi hỏi một khoảng thời gian tập trung hơn "chữa cháy” cho những nơi đang thực sự cần hơn.

Các quốc gia cần phải nhìn xa hơn rằng đại dịch vẫn có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều nếu không có sự can thiệp. Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo nếu để tình trạng virus SARS-CoV-2 lây lan không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện biến thể mới nguy hiểm và kéo dài đại dịch.

Thực tế chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có những quan điểm sai lầm về COVID-19 tương tự như các nhà lãnh đạo khác, như cựu Tổng thống Donald Trump nghĩ rằng virus sẽ biến mất một cách đơn giản hay hành động muộn màng của Thủ tướng Anh Boris Johnson. Chính phủ Ấn Độ tuyên bố đại dịch đã "chấm dứt” vào tháng 3 và cho người dân tự do tham gia các sự kiện lễ hội "siêu lây nhiễm” mà không có bất kỳ một biện pháp phòng dịch nào.

Hậu quả là Ấn Độ "vỡ trận” trước làn sóng COVID-19 thứ hai đang diễn ra. Các bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân vì không còn giường trống, nguồn cung oxy và thuốc men cạn kiệt, máy thở không có sẵn, trong khi nhiều bệnh nhân dồn hết tiền của để tìm cách chữa trị. Trong tình trạng khẩn cấp quốc gia này, oxy lưu lượng cao là thứ khan hiếm nhất, bởi đây là phương pháp điều trị duy nhất giúp cứu sống bệnh nhân.

Ấn Độ đã chứng kiến ngày thứ tư liên tiếp số ca nhiễm mới theo ngày vượt con số cao chưa từng thấy. Hiện tổng số ca nhiễm tại Ấn Độ đã vượt 16,96 triệu người, trong đó 192.311 người không qua khỏi.

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Ấn Độ và các nước trên không chỉ là hệ thống y tế mỏng manh và công tác kiểm soát yếu kém mà còn là khả năng ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với toàn cầu, có lẽ trên quy mô chưa từng thấy trong đại dịch.

Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới - Viện Huyết thanh Ấn Độ được cho là cơ sở cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho chương trình COVAX phân phối tới quốc gia nghèo hơn giờ đây phải chuyển hướng để giải quyết nhu cầu trước mắt của Ấn Độ. Theo số liệu thống kê, trong tháng này, Ấn Độ chỉ xuất khẩu 1,2 triệu liều vaccine ra nước ngoài thay vì 64 triệu liều như cách đây 3 tháng.

Để đưa Ấn Độ thoát khỏi "cảnh địa ngục” do đại dịch COVID-19 mang lại, nhiều quốc gia đã khẩn trương đưa ra lời đề nghị giúp đỡ. Trung Quốc luôn đẩy mạnh chính sách ngoại giao vaccine tuyên bố "sẵn sàng hỗ trợ” Ấn Độ, mặc dù thông tiết chi tiết vẫn chưa được nêu cụ thể.

Chính phủ Anh khẳng định sẽ vận chuyển 495 máy tạo oxy, 120 máy thở không xâm lấn và 20 máy thở thủ công tới Delhi trong khi Đức có kế hoạch gửi máy tạo oxy và các thiết bị khác sang quốc gia châu Á. Mỹ cũng cam kết "triển khai nhanh chóng” hỗ trợ nhân viên y tế tại Ấn Độ. 

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục