Tính đến sáng 8/5, thế giới đã có hơn 157 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 3,2 triệu trường hợp tử vong vì đại dịch.

 


Ấn Độ tiếp tục ghi nhận kỷ lục về cả số ca dương tính và số người tử vong trong một ngày, 400.000 ca - Ảnh: Reuters

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất với 594.056 ca tử vong trong tổng số 33.371.551 ca nhiễm. Ấn Độ - nước chịu ảnh hưởng lớn thứ hai thế giới vẫn là "tâm chấn" mới của đại dịch COVID-19, với số ca mắc mới ở mức trên 400.000 ca/ngày lần thứ ba trong vòng một tuần qua.

Trong khi đó, Sri Lanka - nước có đường biên giới với Ấn Độ, ghi nhận 1.895 ca mắc mới, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 119.424 ca, trong đó có 734 ca tử vong. Chính phủ Sri Lanka đã cấm nhập cảnh đối với hành khách đến từ Ấn Độ bằng đường hàng không.

Tại Nhật Bản, chính phủ nước này đã quyết định gia hạn tình trạng khẩn cấp ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh miền Tây cho đến ngày 31/5, đồng thời mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp ra các tỉnh Aichi ở miền Trung và Fukuoka ở Tây Nam. Quyết định trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi nhóm chuyên gia cố vấn của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cảnh báo số ca nhiễm mới ở nước này có thể sẽ tăng sau kỳ nghỉ dài kết thúc vào ngày 5/5, đồng thời đề nghị chính phủ duy trì các biện pháp mạnh để chống dịch COVID-19 sau khi kỳ nghỉ này.

Tâm chấn mới của đại dịch COVID-19 vẫn là Ấn Độ - Ảnh 1.

Người dân xếp hàng tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: Getty Images

Hiện dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp ở Campuchia - khi nước này cùng ngày ghi nhận 558 ca mắc mới, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Trong số các ca mắc mới này có 557 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 1 ca nhập cảnh. Số ca mắc COVID-19 trên cả nước hiện đã lên tới 18.179 ca. Số bệnh nhân đã bình phục là 6.884 ca, tăng thêm 41 ca, trong khi chưa có trường hợp tử vong vì COVID-19 được ghi nhận.

Chính quyền vùng đô thị Bangkok - nơi đang là tâm điểm của làn sóng dịch COVID-19 thứ ba tại Thái Lan, cam kết thực hiện mọi biện pháp có thể để kiểm soát tình trạng gia tăng các ca nhiễm trên địa bàn. Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang cho biết làn sóng dịch bệnh mới đang lan nhanh tại những khu vực xung quanh thủ đô nên chính quyền vùng đô thị Bangkok đang đẩy mạnh nỗ lực nhằm kiểm soát dịch bệnh trong vòng hai tuần.

Trong khi đó, tình hình dịch COVID-19 có xu hướng cải thiện ở Lào khi lần đầu tiên trong 14 ngày qua, nước này ghi nhận số ca mắc mới dưới 30 ca. Cụ thể, trong 24 giờ qua, Lào ghi nhận 28 ca mắc mới trên cả nước, tất cả đều là lây nhiễm trong cộng đồng. Tính đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.205 ca mắc COVID-19, trong đó đã chữa khỏi cho 122 người và chưa có trường hợp nào tử vong.

Malaysia đã ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng đột biến với hơn 4.400 trường hợp. Con số này tăng gần 1.000 ca so với một ngày trước đó. Đa số các ca mắc mới COVID-19 là lây nhiễm trong cộng đồng. Thủ đô Kuala Lumpur vẫn là điểm nóng COVID-19 ở quốc gia Đông Nam Á này.

Tâm chấn mới của đại dịch COVID-19 vẫn là Ấn Độ - Ảnh 2.

Các bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 nằm trên giường bệnh bên ngoài phòng cấp cứu của Trung tâm Y tế Amang Rodriguea Memorial ở thành phố Marikina, thuộc vùng đô thị Manila, Philippines ngày 19/4. Ảnh: Reuters

Nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 tiếp tục lây lan, Philippines đã siết chặt kiểm soát các hành khách nhập cảnh, theo đó, tăng thời gian thực hiện cách ly đối với hành khách nhập cảnh nước này từ 7 ngày lên 14 ngày. Philippines sẽ áp dụng biện pháp kiểm soát mới kể cả với những hành khách đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.

Tại châu Âu, Đức đã ghi nhận những tín hiệu lạc quan trong làn sóng bùng phát thứ ba của đại dịch COVID-19. Theo Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn, làn sóng đại dịch COVID-19 dường như đã bị chặn lại. Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo mặc dù số ca nhiễm bệnh mới sẽ tiếp tục xu hướng giảm, nhưng con số hiện tại vẫn ở mức cao. Vì vậy, cần giữ ổn định xu hướng giảm số ca lây nhiễm mới và điều này sẽ không thể thực hiện được nếu vội vàng nới lỏng các hạn chế phòng dịch.

Nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan và thành quả của các biện pháp chống dịch, Pháp đã bổ sung 7 quốc gia vào danh sách mà công dân hay hành khách từ các nước này nhập cảnh Pháp sẽ phải thực hiện cách ly bắt buộc trong 10 ngày. Các quốc gia trên gồm Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan, Nepal, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Qatar. Đến nay, Pháp ghi nhận 106.000 ca tử vong do COVID-19 trong tổng số 5,73 triệu bệnh nhân.

                                                                                          Theo VTV News


Các tin khác


ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Nổ súng vào đám đông dự tiệc ở Mỹ, ít nhất 2 người thiệt mạng

Ít nhất 2 người đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong vụ nổ súng tại một bữa tiệc đường phố ở thành phố Memphis, bang Tennessee của Mỹ.

Ít nhất 58 người đi dự đám tang thiệt mạng trong vụ lật thuyền ở CH Trung Phi

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 20/4, giới chức địa phương cho biết ít nhất 58 người đi dự đám tang đã thiệt mạng sau khi chiếc thuyền chở quá tải của họ bị lật úp ở thủ đô Bangui của Cộng hòa Trung Phi trước đó một hôm.

Panama hồi hương nhiều cổ vật thời kỳ tiền Colombo

Phóng viên TTXVN tại châu Mỹ dẫn thông báo ngày 19/4 của Bộ Văn hóa Panama (Micultura) cho biết cơ quan này đã thu hồi thành công 36 cổ vật có từ thời kỳ tiền Colombo từ các nhà sưu tập cá nhân tại Italia và Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục